Nước hầm xương có vị ngọt thịt tự nhiên, ai cũng thích nhưng quá trình nấu không đơn giản. Có một số nguyên liệu “kiêng kỵ” đừng cho vào khi hầm xương, nếu không nước dùng sẽ bị đục, mùi tanh, vị không ngon.
Cách hầm xương rất đơn giản nhưng hương vị nấu của mỗi người rất khác nhau. Điều này có liên quan tới việc chọn đúng gia vị và nguyên liệu. Nếu nêm nếm sai gia vị sẽ ảnh hưởng tới cả nồi nước dùng, thậm chí làm mất đi giá trị dinh dưỡng của nước hầm xương.
Có một số người dựa vào trực giác hoặc kinh nghiệm của mình để hầm xương. Họ cho những gì mình nghĩ là cần thiết và nấu theo đúng trình tự. Tùy theo từng món ăn sẽ có những gia vị riêng biệt phù hợp, chẳng hạn như dầu hào không thể tùy tiện thêm vào khi nấu canh hoặc súp.
Chính vì thế, nếu nêm nếm sai gia vị khi hầm xương hay nấu canh sẽ khiến cho nước dùng có mùi khó chịu, khó ăn. Một trong những sai lầm phổ biến nhất chính là cho giấm vào nồi nước hầm xương.
Trên thực tế, khi cho một chút giấm vào khi hầm xương có thể cải thiện vị ngọt của nước dùng. Thế nhưng, khi cho quá nhiều giấm vào sẽ khiến nồi nước dùng không còn mùi thơm đặc trưng của thịt nữa, hơn nữa còn làm biến đổi mùi vị, khiến nước dùng trở nên chua hơn.
Giấm có thể che đi một phần mùi tanh của thịt nhưng có thể lấn át đi mùi hương tự nhiên của nước dùng. Vì vậy, tốt hơn hết bạn không nên cho giấm vào khi nấu canh hay hầm xương thịt.
Những người thường xuyên hầm xương có thể thấy rằng, giấm thực sự là gia vị “kiêng kỵ” nhất, nhưng một số người vẫn mắc phải sai lầm này khi hầm súp.
Thực ra, việc hầm xương là một công đoạn rất đơn giản nhưng lại cần nêm nếm gia vị khéo léo, nếu không chú ý dùng sai liều lượng sẽ phá hỏng cả nồi canh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận