Máy bay chiến đấu Su-25 của Không quân Nga tại vùng trời Syria. Ảnh minh họa |
Trả lời phỏng vấn trên Sputnik News, Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Alexey Fenenko - chuyên viên hàng đầu từ Viện Các vấn đề an ninh quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đưa ra nhận định về 5 chiến lược quan trọng của Nga xung quanh cuộc xung đột, khủng hoảng tại Syria.
Thứ nhất, Nga đã hoàn thành hai nhiệm vụ quân sự và chính trị, duy trì chính quyền hợp pháp của Syria và giành lại quyền kiểm soát với hầu hết lãnh thổ đất nước, tiêu diệt các nhóm khủng bố cơ bản.
Thứ hai, tại đấu trường Trung Đông, Nga đã trở thành một vận động viên năng động, có tiếng vang.
Thứ ba, Nga đã thành công trong việc ngăn chặn hình thành những liên minh thù địch. Vào tháng 11 năm 2015. Hoa Kỳ cáo buộc Nga gây hấn hiếu chiến, các nước EU cũng phản ứng tương tự, tạo lập liên minh từ các chế độ quân chủ vùng Vịnh Ba Tư.
Theo lời ông Alexey Fenenko, Nga "vượt qua được tình huống này do thiết lập được cuộc đối thoại xây dựng với Pháp sau những vụ tấn công khủng bố ở Paris". Ngoài ra, bất chấp mâu thuẫn phức tạp với Thổ Nhĩ Kỳ, Moscow đã có thể thay đổi hướng đi chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ và đầu năm 2017 có liên minh với thành phần gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Thứ tư, Nga đã phô trương khả năng tiến hành chiến dịch toàn cầu với thành tố hàng không và vũ trụ, "Không ở gần như Gruzia mà chính là trong khoảng cách xa với việc sử dụng lực lượng hàng không chiến lược. Điều này gây phản ứng từ Mỹ bởi vượt mặt hạ bệ thế độc tôn của người Mỹ", ông này nhận xét.
Thứ năm, dưới góc độ cấu trúc quân sự, Nga đã nâng cao vai trò của thành tố hàng không và vũ trụ trong lực lượng vũ trang của mình. Những gì người Mỹ rêu rao suốt 25 năm qua đã hóa ra là vô căn cứ, khi cho rằng Nga thiếu đội ngũ Không quân đầy đủ giá trị.
Theo Wikipedia, sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria nằm trong bối cảnh cuộc nội chiến ở Syria, bắt đầu vào ngày 30/9/2015. Nó bao gồm các cuộc không kích của quân đội Nga chống lại Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, al-Qaeda ở Levant và những phe đối lập khác của Chính phủ Syria. Trước khi có sự can thiệp chính thức này, Nga đã bày tỏ thái độ ủng hộ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và đã cung ứng các trang thiết bị cho quân đội Syria.
Nga đã bắt đầu can thiệp sau khi có một yêu cầu chính thức từ chính phủ Syria để giúp họ chống lại lực lượng nổi dậy và các nhóm thánh chiến ở Syria. Mỹ tiếp tục nhấn mạnh rằng Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức và cam kết khi đó sẽ tiếp tục hỗ trợ miễn phí cho quân đội Syria.
Xem thêm video:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận