Ý nghĩa ngày Thanh Long hoàng đạo
Theo từ điển Hán Văn, Thanh có nghĩa là màu xanh, Long có nghĩa là con rồng. Thanh Long có nghĩa là con rồng xanh. Đây là một trong tứ linh, tứ tượng gồm: Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ và Huyền Vũ. Xét về không gian thì Thanh Long chỉ cung Chấn, phương Đông, thuộc hành Mộc.
Tứ linh được ứng dụng nhiều trong phong thuỷ, kiến trúc xây dựng.
Xét về vị trí trong một số kiến trúc thì Thanh Long nằm bên trái. Xét trong tử vi đẩu số thì sao Thanh Long là một vì sao tốt, chủ về hỷ sự, may mắn. Người được sao Thanh Long chiếu soi sẽ có công việc thuận lợi, hanh thông, có duyên ngộ đạo cao, linh cảm trực giác tốt. Ngoài ra, sao Thanh Long còn giúp thi cử đỗ đạt, lập nên nhiều công lao, như mây rồng gặp gỡ, thăng chức vinh hiển, sinh con cháu, xuất ngoài, có hỷ sự về cưới hỏi…
Mâm lễ cúng rằm tháng 7.
Còn hoàng đạo theo các nhà chiêm tinh cổ đại, các nhà thiên văn thì đây là những ngày mặt trời tạo nên nguồn năng lượng, trường khí tốt giúp sức khỏe con người được nâng cao, tâm lý lạc quan, ổn định, công việc hiệu quả, gặp nhiều thuận lợi và may mắn. Ngày hoàng đạo còn có nhiều vị thần đi theo bảo hộ mặt trời, tạo nên sinh khí, phúc lành.
Như vậy ngày Thanh Long hoàng đạo có nghĩa là gì? Đây là một ngày may mắn, tạo cho vạn vật nguồn năng lượng tốt, sinh khí cao, phúc lành dồi dào. Vào ngày Thanh Long hoàng đạo, chủ nhân làm việc gì cũng sẽ có hiệu quả cao, đặc biệt là những việc trọng đại như cưới hỏi, thi cử, xây nhà, khai trương...Mọi điều tốt lành, hỷ sự đều hội tụ trong ngày Thanh Long hoàng đạo.
Để xác định ngày Thanh Long hoàng đạo cần dựa vào địa chi của ngày và tháng âm. Cụ thể như sau: Trong tháng 1: là ngày Tý; Trong tháng 2: là ngày Dần; Trong tháng 3: là ngày Thìn; Trong tháng 4: là ngày Ngọ Trong tháng 5: là ngày Thân; Trong tháng 6: là ngày Tuất; Trong tháng 7: là ngày Tý; Trong tháng 8: là ngày Dần; Trong tháng 9: là ngày Thìn; Trong tháng 10: là ngày Ngọ; Trong tháng 11: là ngày Thân; Trong tháng 12: là ngày Tuất.
Một điểm chung có thể thấy là ngày Thanh Long hoàng đạo luôn rơi vào ngày thuộc chi Dương - Dương quý nhân. Trong một tháng có 30 ngày thì cứ sau 12 ngày lại có 1 ngày Thanh Long hoàng đạo tiếp theo chu kỳ tuần hoàn.
Ngày hoàng đạo cúng rằm tháng 7
Theo Lịch Vạn niên năm 2021, ngày 13 tháng 7 tức ngày 20 tháng 8 dương lịch (ngày Canh Tý, tháng Bính Thân, năm Tân Sửu) là ngày Thanh Long hoàng đạo, ngày tốt để cúm rằm tháng 7.
Lịch Vạn niên ngày 13/7 năm Tân Sửu (20/8/2021).
Giờ tốt trong ngày gồm: Giờ Tí (23:00 - 0:59), Sửu (1:00-2:59), Mão (5:00-6:59), Ngọ (11:00-12:59); Thân (15:00-16:59), Dậu (17:00-18:59).
Tuy nhiên, dân gian cũng quan niệm, có thể cúng Rằm tháng 7 từ ngày mùng 2 đến ngày 14 âm lịch mà không cần xem tốt hay xấu bởi từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan, để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế. Do đó có thể sắp xếp thời gian sắm sửa, cúng lễ hợp lý miễn sao trước ngày 15 âm lịch.
Đối với lễ cúng Phật, lễ cúng thần linh, gia tiên, người ta thường không quá cầu kỳ việc tổ chức vào giờ nào bởi các lễ cúng này thành tâm là chủ yếu, miễn không để quá rằm là được.
Bài viết mang tính tham khảo.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận