Đầu tiên là cuộc đối đầu giữa MiG-25PD Foxbat với F-18 Hornet. Ngày 17 /1/1991 xảy ra cuộc giao tranh "không đối không" đầu tiên giữa Không quân Iraq và Không quân Mỹ. Hai máy bay chiến đấu hạng trung F-18 Hornet của hải quân Mỹ đụng độ với máy bay đánh chặn MiG-25PD Foxbat của Iraq từ Phi đội 96.
Chiến cơ Hornet được trang bị tên lửa không đối không R-40, loại có đầu đạn nặng 100kg và có tầm bắn xa hơn so với đối thủ Iraq. Tuy nhiên, một trong những chiếc MiG-25 đã bắn hạ thành công một máy bay F-18, phi công Mỹ là Trung úy Scott Speicher, đã phải bỏ mạng.
MiG-25 được đánh giá là máy bay có năng lực nhất, trong Không quân Iraq về khả năng tác chiến "không đối không" và là tiêm kích mạnh thứ ba của Liên Xô khi đó. MiG-25 chủ yếu được sử dụng làm máy bay ném bom trong Chiến tranh Iran-Iraq, nhưng được sử dụng cho các nhiệm vụ "không đối không" trong Chiến tranh vùng Vịnh.
MiG-25 có bộ cảm biến lớn và mạnh mẽ, có thể hoạt động ở độ cao cực lớn và tốc độ vượt quá Mach 3, khiến MiG-25 trở thành máy bay chiến đấu nhanh nhất, từng được đưa vào hoạt động trên thế giới. MiG-25 là máy bay thách thức chính, đối với việc chiếm ưu thế trên không của Mỹ trong cuộc xung đột.
Trận không chiến thứ hai diễn ra giữa MiG-25PD Foxbat và F-15C Eagle. Cũng trong ngày 17/1 đã chứng kiến hai chiếc MiG- của Iraq giao chiến với F-15 của Mỹ, trong lúc F-15 đang bay hộ tống cho một cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu mặt đất của Iraq.
Các tên lửa R-40 của MiG-25 đã không thể tiếp cận mục tiêu, F-15 đã trả đũa bằng cách bắn mười tên lửa vào MiG-25. Những chiếc MiG có khả năng sống sót cao trước các tên lửa AIM-7 của Mỹ, nhờ tốc độ rất nhanh và cuối cùng đã né được tất cả mười tên lửa mà không bị hư hại.
Đáng chú ý, F-15 đã được thiết kế đặc biệt để chống lại MiG-25 của Liên Xô. Cả hai đều là máy bay hạng nặng, được thiết kế chủ yếu để không chiến, nhưng F-15 có lợi thế về sự hỗ trợ từ các máy bay AWACS, giúp nhận biết rõ hơn nhiều về vị trí của kẻ thù.
Trận chiến thứ ba giữa MiG-29A Fulcrum với F-111 Aardvark và B-52G Stratofortress. MiG-29A là loại máy bay chiến đấu mới nhất của Liên Xô được thiết kế để xuất khẩu, mặc dù tên lửa và hiệu suất bay nói chung kém hơn đáng kể so với MiG-25, nhưng MiG-29 vẫn được đánh giá cao khi giao chiến với các máy bay chiến đấu của Mỹ.
MiG-29 đã sử dụng tên lửa tầm ngắn R-60 để tiêu diệt F-111, sau đó sử dụng tên lửa tầm xa R-27 để làm hư hại nặng máy bay ném bom hạng nặng B-52. R-27 được coi là tên lửa không đối không mạnh nhất, được triển khai trên các máy bay chiến đấu cỡ lớn và đây là một trong những cuộc giao tranh đầu tiên của nó.
Thứ tư là cuộc không chiến giữa MiG-29A và F-15C. Hai máy bay F-15 đã đuổi theo những chiếc MiG, sau khi được máy bay E-3 AWACS cảnh báo về sự hiện diện của MiG-29. Hai chiếc MiG-29 của Iraq quay lại và giao tranh với F-15, bốn chiếc máy bay lao thẳng về phía nhau.
MiG-29 được trang bị tên lửa vượt trội và khả năng cơ động cao hơn, trong khi F-15 tự hào có bộ cảm biến mạnh hơn, trọng tải tên lửa cao hơn và sự hỗ trợ từ máy bay cảnh báo sớm E-3 AWACS. Một chiếc F-15 đã bắn tên lửa AIM-7 Sparrow trúng đầu chiếc MiG-29 thứ nhất.
Chiếc MiG thứ hai đã khóa được một máy bay F-15, buộc chiếc này phải hạ thấp độ cao và thả đạn mồi để chống lại hệ thống tìm kiếm và theo dõi tia hồng ngoại (IRST) của MiG-29. IRST khi đó được trang bị cho tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Liên Xô.
Chiếc MiG-29 còn lại giả vờ bỏ chạy về phía bắc, sau đó quay trở lại tập kích hai chiếc F-15. MiG-29 của Iraq đã áp sát và giao tranh với F-15 ở cự ly gần. Tuy nhiên khi các máy bay bay rượt đuổi nhau sát mặt đất, chiếc MiG-29 đã di chuyển quá gần và bị rơi.
Tiếp theo là trận không chiến giữa MiG-29A Fulcrum và Tornado. Trong trận không chiến này, một máy bay chiến đấu Tornado của không quân Hoàng gia Anh, đã bị bắn hạ bởi một chiếc MiG-29 của Iraq bằng tên lửa R-60MK.
Tornado là máy bay thế hệ thứ tư và bị đánh giá là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kém nhất so với Liên Xô và Mỹ. Trong trận chiến, MiG-29 đã sử dụng tên lửa R-60, cho thấy đây là một cuộc giao tranh tầm gần và là yếu điểm của máy bay Tornado do khả năng cơ động hạn chế.
Cuối cùng là trận giao chiến giữa MiG-25PD Foxbat và F-15C Eagle. Hai chiếc MiG-25 đã được triển khai và phục kích hai chiếc F-15 của Mỹ, vị trí của chúng đã được tình báo Iraq xác định, sau khi Iraq bắt được kênh liên lạc của Mỹ.
Các máy bay MiG-25 được triển khai từ các căn cứ không quân riêng biệt, đảm bảo có thể tấn công các máy bay F-15 Mỹ từ các phía khác nhau. Khi phát hiện mục tiêu, các tên lửa R-40 bất ngờ được bắn ra bởi MiG-25, khiến một chiếc F-15 không kịp phản ứng và rơi ngay tại chỗ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận