Ẩm thực

Trung Quốc: Món này từng được tiến vua nhưng giờ cho không ai lấy

20/07/2020, 19:00

Cùng một loại rau nhưng số phận của nó thực sự quá khác biệt. Tuy vậy, hiện nay nó vẫn được một số nơi ở Trung Quốc xem là món ăn.

Với nền văn hóa 5000 năm, Trung Quốc là một quốc gia nổi tiếng với những món ăn rất đặc sắc. Ngay cả khi cùng là một loại thực phẩm, nhưng mỗi khu vực lại có cách chế biến riêng, thậm chí khi bước qua một thời đại khác, số phận của nó lại trở nên trái ngược so với trước đây.

Nổi bật trong số những món ăn từng nổi tiếng một thời chính là rau cần biển (ở Việt Nam thường gọi là rau tiến vua).

img

Rau cần biển là món ăn rất phổ biến ở miền Nam Trung Quốc, nó có kết cấu tương tự như mía, được chia thành từng đốt, có màu xanh, vị khá giòn.

Theo những gì người dân địa phương kể lại, lịch sử của loại rau này có từ 2.000 năm trước, từng là cống phẩm cho vua chúa thời nhà Thanh. Ngoài mùi vị lạ thì loại rau này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.

img

Người ta nói rằng vào thời Càn Long, sau khi hoàng đế nếm thử, ông thấy vị rất ngon nên quyết định biến nó trở thành cống phẩm hằng năm.

Vào những năm 1960, món ăn này cũng từng xuất hiện trong bữa tối của Thủ tướng Chu Châu. Sau khi ăn, Thủ tướng cảm thấy ngon miệng, âm thanh giòn dai rất nghe rất kích thích vị giác.

img

img

Rau cần biển phát triển trong môi trường có khí hậu tương đối lạnh, nó sợ nơi có nhiệt độ cao, không yêu cầu có đất mới sống được. Hiện nay, rau cần biển ở Trung Quốc rẻ như cho, thậm chí chẳng ai thèm lấy, nhưng ở Việt Nam lại có giá khá đắt lên tới 300 – 400 nghìn một ký loại khô.

img

Tại Trung Quốc, có vẻ như phía bắc thích ăn rau cần biển hơn, trong khi đó phía nam lại chẳng mặn mà.

Nguyên nhân của sự khác biệt này được cho là khí hậu ở miền nam thích hợp để trồng nhiều loại cây. Có rất nhiều loại cây có giá trị dinh dưỡng và mùi vị ngon hơn rau cần biển.

Vì thế, rau cần biển không được ưa chuộng và ít người dành thời gian để trồng nó. Theo thời gian, khoảng cách trong văn hóa ẩm thực giữa 2 vùng miền ngày càng khác biệt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.