Công nghệ mới

Việt Nam đứng thứ nhất Đông Nam Á nguồn phát tán tấn công từ chối dịch vụ

03/05/2019, 12:23

Theo Nexusguard, Việt Nam Việt Nam đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn phát tán tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).

img
Báo cáo quý I/2019 cho biết, Việt Nam đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn tấn công DDoS trên toàn cầu

Thông tin trên được đưa tại Hội thảo “Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DdoS) nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp” do Cục An toàn thông tin, Báo VietNamNet và nhà cung cấp giải pháp bảo mật Nexusguard Limited tổ chức sáng 3/5.

Tại Hội thảo, đại diện Nexusguard chia sẻ về tấn công DdoS trên thế giới và Việt Nam với những số liệu mới nhất mà nhà cung cấp giải pháp này đã theo dõi và thu thập. Theo đó, báo cáo quý I/2019 cho biết, Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trên toàn cầu, đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn tấn công DDoS trên toàn cầu.

Theo Báo cáo Nguy cơ Quý 4 năm 2018 của Nexusguard, những số liệu thống kê cho thấy một vị trí đáng quan ngại của Việt Nam trong bức tranh tấn công DDoS toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trên toàn cầu về nguồn tấn công DDoS trên toàn cầu sau Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nga và Brazil. Việt Nam và Brazil chiếm tỷ trọng bằng nhau trong quý 4/2018 với tỷ lệ 3.53%. Việt Nam đứng thứ vị trí thứ 2 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương về nguồn tấn công DDoS với tỷ lệ 9.52% sau Trung Quốc, trên vị trí của Ấn Độ và Indonesia. Đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Pháp, tỷ lệ nguồn tấn công từ số hiệu mạng Việt Nam xếp thứ 4, với tỷ lệ 2.29%.

Trước đó, trong Báo cáo Quý 3 năm 2018 của Nexusguard đã tiết lộ sự xuất hiện của hình thức tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) phân tán vô cùng lén lút nhắm vào các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) ví dụ như các nhà mạng viễn thông, công ty cung cấp dịch vụ Internet và trung tâm dữ liệu.

Cách tấn công mới này khai thác tấn công ở cấp độ số hiệu mạng ASN của các nhà CSP (thay vì tấn công vào một hệ thống thông tin cụ thể như tấn công DDoS thông thường) bằng cách truyền lưu lượng tấn công nhỏ qua hàng trăm địa chỉ IP (giao thức Internet) để tránh bị phát hiện.

Hậu quả của hình thức tấn công này không chỉ ảnh hưởng tới mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ CSP mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp trên mạng lưới, gây ra việc chậm trễ trong tiếp cận dịch vụ và có thể làm cho mạng lưới bị sập.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Huy Dũng, quyền Cục trưởng Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông là hoàn thành xây dựng Chiến lược an toàn, an ninh mạng Việt Nam đến năm 2021, định hướng đến năm 2025 và Đề án xây dựng Trung tâm an toàn, an ninh mạng ASEAN. Năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định rõ mục tiêu là tạo ra được thị trường an toàn, an ninh mạng; phát triển các doanh nghiệp an ninh mạng Việt Nam đảm bảo an toàn hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Việt Nam trở thành trung tâm an ninh mạng của ASEAN”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.