Hội thảo lấy ý kiến Bộ luật dân sự sửa đổi |
Trước đó, ngày 2/1/2015, Thủ tướng đã Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-TTg về kế hoạch của Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân.
Theo đó, 10 vấn đề trọng tâm xin ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi):
Thứ nhất, về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự. Vấn đề này có hai loại ý kiến: nhất trí với quy định của dự thảo bộ Luật là Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng và ý kiến thứ hai là đề nghị không quy định trong BLDS trách nhiệm của Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Về quyền nhân thân, có ý kiến đề nghị BLDS cần cụ thể hóa các quyền nhân thân được quy định trong Hiến pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, ý kiến khác đề nghị chỉ nên quy định một số quyền nhân thân nhằm xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ dân sự.
Về chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự, nhân dân cần cho ý kiến về việc BLDS có một số quy định riêng về việc tham gia quan hệ pháp luật dân sự của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hay tiếp tục ghi nhận hộ gia đình và tổ hợp tác là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự như hiện hành.
Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức cũng có hai loại ý kiến: giao dịch dân sự không vô hiệu khi việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và giao dịch dân sự đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc; và đề nghị trong trường hợp quy định hình thức bắt buộc của giao dịch mà các bên không tuân thủ thì giao dịch bị vô hiệu.
Về bảo vệ người thứ ba trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu cũng có hai ý kiến, một là đồng tình với dự thảo bộ Luật, loại ý kiến thứ hai đề nghị người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi khi nhận được bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu thong qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
Về hình thức sở hữu thì có nhiều ý kiến khác nhau. Ngoài ra, còn lấy ý kiến nhân dân về nhiều vấn đề khác như: thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác; về thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
Về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, có ý kiến nhất trí các bên có thỏa thuận và lãi suất này không qua 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng; có ý kến đề nghị quy định mức trần cụ thể ngay trong Luật.
Các ý kiến góp ý của nhân dân sẽ được nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Văn Huế
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận