Hồ sơ tài liệu

Bang Washington ngừng sắc lệnh nhập cư của Tổng thống Trump

04/02/2017, 09:35
image

Thẩm phán Mỹ tạm thời dừng sắc lệnh nhập cư dự kiến kéo theo cuộc chiến pháp lý trên toàn đất nước.

Thẩm phán bang Washington Bob Ferguson (trái).

Chưởng lý bang Washington Bob Ferguson (trái) khẳng định: Luật pháp có quyền lực rất lớn – có khả năng bắt buộc mọi người phải tuân thủ, kể cả Tổng thống”.

Ngày 4/2, Thẩm phán Cấp vùng (U.S. District Judge) James Robart tại Seattle ra phán quyết tạm thời dừng sắc lệnh cấm công dân đến từ 7 nước Trung Đông (Iran, Iraq, Syria, Sudan, Somalia, Libya và Yemen) tại bang Washington. Vì “bang này phải đối mặt với gánh nặng biểu tình và vị tổn thương không thể sửa chữa” từ ảnh hưởng của sắc lệnh – ông Robart nói. Sắc lệnh tị nạn và nhập cư của ông Trump gây nên hàng loạt cuộc biểu tình và hỗn loạn tại sân bay vì hàng trăm hành khách bị tạm giữ.

Washington là bang đầu tiên nộp đơn kiện sắc lệnh. Theo sau Washington 2 ngày, Minnesota cũng tham gia kiện.

Chưởng lý bang Washington Bob Ferguson cho biết, lệnh cấm này làm tổn thương sâu sắc người dân và thể hiện sự phân biệt đối xử rõ ràng.

Sau phán quyết trên, ông Ferguson cho biết, những người bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh nay đã có thể vào nước Mỹ.  “Quyết định của thẩm phán Robart có hiệu lực ngay lập tức, tạm ngừng sắc lệnh vi hiến và vi phạm pháp luật của Tổng thống” – ông Ferguson nói và khẳng định: “Luật pháp có quyền lực rất lớn – có khản năng bắt buộc mọi người phải tuân thủ, kể cả Tổng thống”.

Người phát ngôn Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ Gillian M. Christensen cho biết, cơ quan này không bình luận về vụ kiện trên. Các chưởng lý liên bang chỉ trích Quốc hội trao quyền cho Tổng thống quyết định vấn đề nhập cư và an ninh quốc gia.

Hiện nay, đơn kiện sắc lệnh đang tiếp tục được nộp lên từ nhiều bang và các nhóm hoạt động trên khắp cả nước, có thể kéo theo cuộc chiến pháp lý chống lại sắc lệnh trên toàn nước Mỹ. 

Tính đến ngày 3/2, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, có tới 60.000 người nước ngoài đến từ 7 nước có tên trong sắc lệnh bị huỷ visa. Tuy nhiên, trong phiên xét xử ở Virginia, một luật sư Bộ Tư pháp cho biết có tới 100.000 thị thực bị ảnh hưởng. Sau đó, Bộ Ngoại giao xác minh làm rõ rằng, con số này bao gồm cả thị thực ngoại giao cùng nhiều loại thị thực khác vốn được miễn trừ trong sắc lệnh cùng các thị thực bị hết hạn.

Xem thêm video những cuộc biểu tình rầm rộ tại Washington D.C 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.