Bão số 7 chuyển hướng Bắc Giang khẩn cấp phòng chống. Ảnh: Nguyễn An |
Tin mới nhất từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung Ương, đến 13 giờ ngày 19/10, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển Quảng Ninh- Hải Phòng.
>>>Bão số 7 Sarika vượt đảo Hải Nam, tấn công Vịnh Bắc Bộ
Theo dự báo trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, tại tỉnh Bắc Giang có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10, có mưa vừa, một số nơi mưa to.
Bão Hải Mã ào ạt tiến vào Biển Đông, cắn đuôi bão số 7 TTKTTV Trung ương và Cơ quan dự báo của Hải quân Mỹ, dự báo hiện trên vùng biển Philippines, bão quốc tế mang tên Hải Mã đang xuất hiện và hướng nhanh về phía đảo Luzon (Philippines), gió giật mạnh cấp 15-16. Dự kiến, bão sẽ đổ bộ Biển Đông vào ngày 20/10 tới với sức gió đạt 275km/h, gió giật đạt 330km/h và ảnh hưởng trên phạm vi rộng. |
Trước mức độ nguy hiểm và diễn biến phức tạp của cơn bão số 7, chiều tối ngày 18/10, UBND tỉnh Bắc Giang đã ra công điện khẩn gửi tới các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Điện lực Bắc Giang; UBND các huyện, thành phố,... chủ động các biện pháp ứng phó với cơn bão số 7.
Theo đó, tạm dừng các cuộc họp, hội nghị không cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với bão, lũ; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chỉ đạo, đối phó kịp thời, chính xác, hạn chế thấp nhất thiệt hại; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ để kịp thời nắm thông tin chỉ đạo và xử lý khi có tình huống xảy ra.
TTKTTV Trung ương cho biết, vào sáng sớm nay 19/10, bão số 7 Sarika đã vượt đảo Hải Nam (Trung Quốc) và đi vào Vịnh Bắc Bộ. Gió mạnh nhất trong bão số 7 đã giảm 3 cấp (từ cấp 14 xuống cấp 11). Cụ thể, vào lúc 01 giờ ngày 19/10, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 210km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 12-13. |
Rà soát, kiểm tra các trọng điểm xung yếu trên hệ thống đê sông, hồ đập, các công trình đang thi công để có phương án xử lý bảo đảm an toàn. Các huyện, TP thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến bão số 7, tình hình mưa lũ và nguy cơ thiên tai trên địa bàn; kịp thời bổ sung phương án phòng chống khi có lũ.
Đối với các huyện vùng núi phải chủ động xây dựng phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền, các thôn, bản và người dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dễ xảy ra sạt lở đất, lũ quét để chủ động các biện pháp phòng tránh. Chú trọng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn đề phòng trường hợp mưa lũ lớn gây chia cắt dài ngày; khơi thông dòng chảy, kênh mương...
Phân công lãnh đạo và các cơ quan chức năng xuống các địa phương, vị trí xung yếu kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo khi có tình huống xảy ra. Kiểm tra cụ thể công tác 04 tại chỗ, chú trọng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn đề phòng trường hợp mưa, lũ lớn gây chia cắt dài ngày. Chủ động khơi thông dòng chảy hệ thông kênh mương, bơm tiêu chống úng, ngập bảo vệ lúa, rau màu, thủy sản và các khu, cụm công nghiệp.
>>>Xem thêm video Quảng Bình chìm trong biển nước sau trận lũ lịch sử:
Tuyên truyền vận động nhân dân khẩn trương thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa đã chín, cây rau màu đến thời kỳ thu hoạch hoặc chuẩn bị đến thời kỳ thu hoạch để tránh thiệt hại, ưu tiên thu hoạch trước vùng có nguy cơ ngập úng; đồng thời có biện pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản.
Bố trí lãnh đạo và các phòng, ban chức năng tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão, tình hình mưa lũ và thiệt hại trên địa bàn; thường xuyên liên lạc, báo cáo về Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Ngoài ra, để chủ động phòng chống bão số 7, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang đã xây dựng phương án, chỉ đạo các huyện, TP tổ chức trực ban 24/24 giờ; chuẩn bị hơn 20 nghìn m3 đá hộc, gần 500 nghìn bao tải, 3 nghìn rọ thép và hàng nghìn phao cứu sinh, cuốc, xẻng, nhà bạt… sẵn sàng ứng phó với bão.
Bên cạnh đó, cấp cho kho vật tư tại xã Bắc Lũng (Lục Nam) hơn 4 vạn bao tải, hơn 200 cuốc, xẻng để tăng khả năng ứng phó với bão. Điện lực Bắc Giang chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư khi có bão; điện lực khu vực miền núi đề phòng, có phương án kê cao hoặc sơ tán trang thiết bị, hồ sơ ở tầng 1; quán triệt toàn bộ nhân viên phải mang áo phao, dây thừng sẵn sàng sử dụng khi gặp sông nước.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận