Chuyện dọc đường

Cải cách gì cũng phải vì dân

27/08/2014, 13:59

Chúng ta vẫn thường nói, Nhà nước phục vụ nhân dân. Thực tế tại không ít các cơ quan công quyền, nhiều người dân, doanh nghiệp vẫn đang hàng ngày, hàng giờ phải "nhờ vả, lạy lục"...

Chúng ta vẫn thường nói, Nhà nước phục vụ nhân dân. Thực tế tại không ít các cơ quan công quyền, nhiều người dân, doanh nghiệp vẫn đang hàng ngày, hàng giờ phải “nhờ vả, lạy lục” các cơ quan quản lý nếu muốn được việc của mình.

TIN LIÊN QUAN


Không phải ngẫu nhiên mà câu cửa miệng của nhiều người vẫn gọi cơ quan hành chính là cơ quan “hành là chính”. Nhiều nơi, nhiều lúc, người dân, doanh nghiệp vẫn phải bấm bụng bỏ ra các khoản “phí không chính thức” hay nhờ các bộ phận “trung gian” để thực hiện TTHC. 


Dù các cơ quan chức năng ở khắp các bộ, ngành, địa phương đã cố gắng, kịp thời phát hiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ các TTHC không cần thiết, song vẫn còn đó những thủ tục “thông” mà chưa “thoáng”. Khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã có hẳn một Chương trình tổng thể cải cách hành chính đến năm 2020 với mục tiêu đặt ra là từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, bảo đảm sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020.


Nhờ “đòn bẩy” này, gần đây, nền hành chính công rõ ràng đã có những chuyển biến tích cực mà trước hết là chuyển biến về nhận thức rằng cơ quan Nhà nước phải đưa ra những dịch vụ công, thực chất vì dân. 


Tại Bộ GTVT, quan điểm này đã được Bộ trưởng Đinh La Thăng quán triệt sâu sắc. Người đứng đầu ngành GTVT khẳng định: CCHC, CCTTHC không phải làm theo phong trào mà làm theo nhu cầu chính đáng, đòi hỏi của cuộc sống. Phải đặt mình vào vị trí của người dân, DN để đưa ra các giải pháp, kế hoạch CCHC, CCTTHC. Phải làm sao để người dân, DN được hưởng  dịch vụ công ngành GTVT với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất.

Ngân Anh

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.