Xe trá hình, núp bóng du lịch, hợp đồng biến tướng trên địa bàn Đà Nẵng |
Xe dù chưa xong, xe trá hình nở rộ
Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, phải đặt mục tiêu phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn. “Cần phải đồng bộ mạng lưới hạ tầng và vận tải, như kinh nghiệm thời Pháp, ga tàu gắn liền bến xe. Ở một số quốc gia phát triển hiện nay, tại các thành phố lớn họ không gọi là bến xe mà gọi là ga trung tâm kết nối tàu điện ngầm, xe buýt, taxi”, Thứ trưởng Thọ nói và giao Tổng cục Đường bộ VN nghiên cứu, rà soát lại những bất cập về quy hoạch luồng tuyến, thủ tục kinh doanh tuyến cố định, theo hướng loại bỏ các thủ tục rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp tuyến cố định.
Trao đổi với Báo Giao thông, chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng: “Bộ GTVT cần có chế tài phạt nặng những xe đỗ bắt khách ngoài bến. Có sự phối hợp giữa công an, TTGT và Ban quản lý bến, kể cả ký hợp đồng trách nhiệm, nhằm giám sát thường xuyên, xử lý mạnh tình trạng xe dù, bến cóc”, TS. Thủy nói và kiến nghị, các bến xe cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các phương tiện chạy tuyến cố định vào bến đón khách; nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục ra vào bến, tiết giảm phí bến... |
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho biết, dù có những thay đổi tích cực về vận tải hành khách nhưng gần đây, tình trạng xe dù, bến cóc vẫn đang tái phát mạnh. Nhiều nhất là ở các thành phố lớn với các hình thức tinh vi, gây tác động trực tiếp đến những đơn vị bến xe khách và đơn vị vận tải tuyến cố định.
Ông Tô Văn Sơn, Giám đốc HTX Vận tải Phước Long (Bình Phước) cho rằng, tại tỉnh giờ không còn bến cóc (quy mô nhỏ-NV) mà phải là bến voi với mức độ bành trướng, quy mô tổ chức, có phòng bán vé, tập trung ngay trung tâm thương mại. Thậm chí, nhiều xe tuyến cố định cạnh tranh không nổi phải bỏ bến chạy dù, khiến việc kiểm soát càng thêm phức tạp.
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp vận tải ô tô và Quản lý bến xe khu vực phía Bắc, không chỉ là vấn nạn, xe dù, bến cóc trở thành quốc nạn, nguy cơ phá vỡ trật tự vận tải và kéo theo các hệ lụy xã hội... Loại xe này không còn hoạt động chui lủi mà công khai dưới nhiều hình thức quảng bá trên mạng xã hội, phát tờ rơi, trong khi chúng ta chưa thể định hình tên gọi, cách quản lý.
Vị trí nào cho bến xe?
Ông Nguyễn Văn Thanh lý giải, vấn nạn xe dù, bến cóc là do công tác quy hoạch bến xe, luồng tuyến còn nhiều bất cập. Việc đăng ký hoạt động tuyến cố định còn quá phức tạp; quy hoạch luồng tuyến còn quá chi tiết đến từng nốt xe trên tuyến, không căn cứ trên nhu cầu đi lại của hành khách, dẫn đến tình trạng có nốt quá tải, có nốt lại thừa xe, thiếu khách…
Theo ông Thanh, bất cập hiện nay ở phần lớn các địa phương là quy hoạch bến xe khách ở xa trung tâm thành phố, tại những vị trí không phù hợp, xe vào bến không có khách nên phải dừng hoạt động tuyến cố định ra ngoài chạy chui, hình thành loại xe dù, bến cóc và xe trá hình…
Ông Lê Viết Hoàng, Tổng giám đốc Công ty CP Vận tải và Quản lý bến xe Đà Nẵng cho rằng, việc quy hoạch bến Bắc - Nam đang phổ biến ở nhiều địa phương nhưng vấn đề đâu phải người dân ở phía Bắc chỉ đi các tuyến phía Bắc, hay phía Nam chỉ đi các tuyến phía Nam, nên về bản chất hành khách vẫn phải di chuyển giữa các bến và gây xung đột ở vùng lõi giao thông đô thị, phát triển xe cá nhân.
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, 4 giải pháp cần thiết để dẹp xe dù, bến cóc đó là “định danh” loại hình này, tăng cường TTKS xử lý vi phạm, nâng cao chất lượng quy hoạch tuyến và bản thân nhà xe tuyến cố định phải nhìn lại mình, cải thiện chất lượng phục vụ. Mức phạt 4 triệu đồng cho 1 xe chạy trá hình là quá thấp, chưa đủ sức răn đe. Ngoài việc đẩy mạnh TTKS, cần thiết tăng nặng mức phạt, thậm chí tạm giữ dài hạn các xe cố tình vi phạm. Dẫn ví dụ ở Bắc Giang, cứ doanh nghiệp có 3 xe chạy dù thì cho 1 xe chuyên đóng phạt, 2 xe còn lại công nhiên hoạt động, ông Dũng khẳng định mức phạt hiện nay chưa thấm tháp gì với nguồn thu của xe dù.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận