Người dân chất đầy rác dưới gầm cầu đường sắt, sau đó còn châm lửa đốt gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến an toàn công trình - Ảnh chụp trên phố Hoàng Cầu |
Dù chưa hoàn thành, đưa vào khai thác, nhưng nhiều vị trí gầm cầu đường sắt trên cao thuộc hai tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội đang bị chiếm dụng, biến thành bãi để xe tư nhân và nơi tập kết rác thải... gây ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị.
Ông Vũ Hồng Phương, Phó giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, trong quá trình thi công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, chủ đầu tư và các nhà thầu cố gắng tối đa để trả lại mặt bằng cho địa phương, tạo mỹ quan đô thị và thuận lợi cho sinh hoạt của người. Có những đoạn dù còn hạng mục ngầm (như chống sét, thoát nước) chờ thi công sau cũng được tháo dỡ rào chắn.
Tuy vậy, theo ông Phương trong thời gian chưa thi công, một số điểm mặt bằng dưới gầm đường sắt trên cao lại bị người dân dùng làm nơi trông giữ xe. “Vì vậy khi thi công tiếp, chúng tôi phải đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ, giải tỏa đưa xe ra khỏi khu vực thi công”, ông Phương nói.
“Các điểm gầm cầu người dân dùng để trông giữ xe thuộc phạm vi quản lý của Hà Nội. Dự án sau khi hoàn thành được bàn giao cho Hà Nội quản lý khai thác, vận hành. Sau này, khi đường sắt trên cao hoạt động, việc có hay không cho phép tổ chức trông giữ xe dưới gầm cầu đường sắt thuộc thẩm quyền của Hà Nội”, ông Phương cho biết thêm.
Ông Phạm Việt Cừ, Phó Chủ tịch phường Ô Chợ Dừa khi trao đổi với PV cũng thừa nhận tình trạng người dân đổ rác thải và chiếm dụng làm nơi đỗ xe trái phép trên địa bàn. Theo ông Cừ, phế thải xây dựng không chỉ của người dân ở đây, vào ban đêm, nhiều đối tượng chở từ nơi khác vận chuyển về đổ.
Liên quan đến tình trạng đỗ xe dưới gầm cầu, ông Cừ cho biết, trên địa bàn phường vẫn thiếu trầm trọng điểm đỗ, nên người dân hoặc các quán sá xung quanh tận dụng để đỗ. “Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đang đề nghị đơn vị quản lý dự án thu hẹp dải phân cách, tiến hành trồng cây xanh, đồng thời mở rộng lòng đường ở những vị trí đất trống, hạn chế vi phạm”, ông Cừ nói.
Đoạn từ đối diện số 74 đến đối diện số 128 Hoàng Cầu, dưới gầm đường sắt không chỉ là những đống rác lớn trụ cầu còn được dùng làm nơi quảng cáo |
Hàng chục xe đẩy rác được phủ bạt, tập kết dưới gầm cầu |
Cả thùng đựng hải sản của các nhà hàng cũng được tập kết ra gầm đường sắt trên cao |
Các vật dụng của gia đình được vứt ra đốt nhem nhuốc nhưng chưa ai chịu trách nhiệm dẹp bỏ |
Gầm đường sắt trên cao trở thành “thùng rác” khổng lồ |
Các thùng rác của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đua nhau mọc lên |
Nhiều trụ cầu bị vẽ bậy khi tuyến đường sắt chưa đưa vào khai thác |
Phế thải xây dựng đổ tràn lan |
Nhiều ô tô cũng tranh thủ gầm đường sắt làm nơi đậu đỗ |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận