Kể từ khi hai cao tốc Long Thành - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo đi vào hoạt động, hầu như chưa một ngày nào trạm dừng nghỉ Km 41 cao tốc TP.HCM - Long Thành không bị quá tải. Vì đây là trạm dừng nghỉ duy nhất của các tài xế và hành khách trước khi bước vào hai cao tốc dài hơn 200km.
Trạm dừng chân Phúc Lộc được nhiều trang web về du lịch bình chọn là điểm đừng chân thân quen, hấp dẫn, chất lượng 5 sao
Ban điều hành dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cho biết, dự kiến đầu năm 2024 sẽ khởi công xây dựng các trạm dừng trên hai cao tốc này. Theo đó cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây trạm dừng chân sẽ được đặt tại vị trí Km 47+500, thuộc địa bàn xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, giáp ranh với xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Đối với tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 101 km dự kiến xây dựng bốn trạm dừng chân tại Km 144+560 (xã Phong Phú, huyện Tuy Phong) và Km 205+602 (xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc); mỗi vị trí sẽ xây hai trạm đối xứng nhau.
Theo các chuyên gia, đời sống con người ngày càng cao, việc đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ không chỉ để đi vệ sinh mà đây sẽ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn và mua sắm. Một trạm dừng lớn hay nhỏ nhưng đạt chuẩn sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho địa phương, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Việc đầu tư hạ tầng đồng bộ của trạm dừng và hệ thống trạm dừng cần lựa chọn những chủ đầu tư có kinh nghiệm, có tiềm lực để tránh thực trạng những cao tốc, quốc lộ có trạm dừng nhưng nhếch nhác, chặt chém, không chịu đầu tư hoặc không có tiềm năng để đầu tư, thu hút khách.
Vào dịp lễ, Tết nhiều gian hàng trong trạm dừng Phúc Lộc như được khoác thêm chiếc áo mới nhờ được trang trí thêm tiểu cảnh đẹp mắt
Theo Tiêu chuẩn quốc gia 5729:2012 về thiết kế đường cao tốc, khoảng từ 15 - 25 km nên bố trí một chỗ dừng xe dọc tuyến nằm ngoài phạm vi nền đường.
Tại đây, người đi đường có thể dừng xe nghỉ ngơi, ngắm cảnh tự nhiên và bảo dưỡng xe. Khoảng từ 50 - 60 km nên bố trí một trạm phục vụ kỹ thuật thông thường (có khả năng cấp xăng, dầu, sửa chữa nhỏ và dừng xe, có nhà nghỉ, nhà vệ sinh, cửa hàng ăn).
Khoảng cách từ 120 - 200 km nên bố trí một trạm phục vụ lớn (có khả năng sửa chữa phương tiện, cấp xăng, dầu, có thể tiếp đón người đi đường với nhà ăn, khách sạn). Nếu so với bảng quy chuẩn trên thì chưa tới 1/3 các tuyến cao tốc của Việt Nam đã đưa vào khai thác đạt tiêu chuẩn.
Điều đó cho thấy cần phải nhân rộng và phát triển tăng lên các trạm dừng đạt chuẩn, hiện đại, chất lượng cao.
Anh Trần Đăng Khuê (người Sài Gòn) lái ô tô con từ Cần Thơ về Sài Gòn dừng chân tại Phúc Lộc (Tiền Giang) cho biết, do công việc phải thường xuyên đi các tỉnh nên anh rất quan tâm đến các điểm dừng chân. Lái xe và hành khách đều mong sau chặng đường dài, có chỗ dừng nghỉ để đổ xăng, đi vệ sinh, nghỉ ngơi và ăn uống.
Cung đường anh Khuê thích nhất là đi các tỉnh miền Tây vì có nhiều sự lựa chọn, có những trạm dừng sạch, đẹp, tiện nghi hơn cả mong đợi. Cụ thể như trạm dừng chân Phúc Lộc ở Tiền Giang là điểm dừng thân quen nhất.
Ở trạm dừng chân Phúc Lộc có khu vực đỗ xe cho xe khách riêng, xe cá nhân riêng nên rất thuận tiện. Bên trong trạm dừng thì cái gì cũng có. Nhà vệ sinh sạch, thoáng, ăn uống thì đa dạng.
"Nếu có sao thì Phúc Lộc phải là 5 sao", anh Khuê nói.
Khu vực bếp ăn tại trạm dừng chân Phúc Lộc được thiết kế chuyên nghiệp như trong khách sạn
Một cửa hàng thức ăn nhanh lâu đời phục vụ hành khách
Khu siêu thị rộng lớn ngay bên trong trạm dừng chân
Ngoài khu vực đặc sản trái cây tươi theo mùa là khu vực đặc sản đồ khô
Rất nhiều khu vực thư giãn dành cho khách hàng khi tới trạm dừng chân Phúc Lộc.
Các tiệm bánh tại trạm dừng Phúc Lộc đều là những thương hiệu có tiếng, được làm trong ngày
Trạm dừng chân Phúc Lộc (Tiền Giang) nằm trong chuỗi hệ thống trạm dừng ngàn tỷ của Công ty CP Xe khách Phương Trang - FUTA Bus lines có quy mô diện tích lên tới 12ha. Được đầu tư từ hơn chục năm về trước với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Cũng theo anh Khuê, cung đường mà anh "ngán" nhất là đi công tác hướng về phía Tây Nguyên phải đi dọc quốc lộ 20. Những điểm dừng chân ở dọc quốc lộ này vẫn còn tình trạng nhếc nhác, toilet bẩn và giá cả rất lộn xộn, chặt chém.
Với những trạm dừng chân sắp làm tới đây, cơ quan chức năng nên đưa ra tiêu chuẩn riêng và có sự đồng bộ bởi hệ thống trạm dừng, từ đó thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.
Anh La Hoài Đông (quê ở Sóc Trăng) cho biết, các không chỉ tài xế mà hành khách đều quan tâm đến các trạm dừng chân. Trạm dừng không chỉ là nơi đi vệ sinh mà là nơi dừng chân để thư giãn nghỉ ngơi.
Ông Đặng Trọng Hiền, Giám đốc Trạm dừng Phúc Lộc cho biết, mô hình ở Phúc Lộc cũng giống như trạm dừng của Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc. Nơi đây khách hàng, tài xế có thể dừng nghỉ, mua sắm, thư giãn thực sự... chứ không chỉ là đi vệ sinh, uống cafe, hay ăn uống.
"Chúng tôi có tiệm thuốc tây 24/7 phục vụ khách hàng. Có xe riêng hỗ trợ người khuyết tật trong quá trình xuống xe, lên xe vào trạm... ", ông Hiền nói.
Được biết, mỗi ngày trạm dừng chân Phúc Lộc phục vụ khoảng 35.000 lượt khách; dịp cuối tuần, số khách ghé trạm dừng lên tới 45.000 lượt/ngày. Đây cũng là trạm dừng được nhiều nghệ sĩ và các tour du lịch rivew bình chọn yêu thích nhiều nhất khi đi miền Tây.
Nhiều cửa hàng trong trạm dừng chân mời cả đầu bếp có tiếng đến nhằm giới thiệu cho khách thưởng thức đặc sản miền Tây
Không chỉ có nhà vệ sinh sạch sẽ, sang trọng trạm dừng còn thiết kế nhiều cảnh quan trong khuôn viên để khách hàng thư giãn.
Trạm Phúc Lộc (Tiền Giang) rất chú trọng, đầu tư nhà vệ sinh
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận