Tên lửa S-400 |
Ông Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TSAMTO) nói với báo Sputnik rằng thông tin về việc Mỹ đã thành công trong việc phá vỡ một số hợp đồng bán các hệ thống tên lửa phòng không Triumph S-400 chỉ là tuyên truyền không đúng sự thật.
Trước đó, hãng CNBC của Mỹ trích dẫn cộng đồng tình báo Mỹ cho biết có ít nhất 13 quốc gia, trong đó có Việt Nam, quan tâm đến việc mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga, bất chấp sự đe dọa trừng phạt từ Hoa Kỳ.
Kênh này lưu ý rằng phù hợp với Luật chống đối của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA), Hoa Kỳ khuyến cáo các nước thứ ba không mua vũ khí của Nga, đặc biệt là S-300 và S-400, nếu không thì sẽ hứng chịu trừng phạt.
Tên lửa phòng không S-400 |
Thay vì các hệ thống của Nga, các nhà ngoại giao Wasington đề xuất vũ khí của Mỹ. Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nước này đã phá vỡ các hợp đồng quốc phòng có giá trị lên tới hàng tỷ USD của Nga.
"Đó chỉ là sự tuyên truyền, không được kiểm chứng bằng thực tế. Hoa Kỳ thực sự đã cố gắng ngăn chặn một số hợp đồng của chúng tôi, bao gồm cả việc cung cấp các hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ, bằng cách gây áp lực chính trị đối với lãnh đạo nước này, nhưng vô ích.
Kết quả là hợp đồng hơn 5 tỷ USD về cung cấp các hệ thống này cho Ấn Độ đã được ký hết. Theo thỏa thuận giữa Moscow và New Delhi, việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng đồng rúp để tránh sự can thiệp của Washington vào hệ thống thanh toán theo thỏa thuận này" - ông Korotchenko nói.
Theo ông Korotchenko, tình hình với Thổ Nhĩ Kỳ cũng tương tự. Không bị ảnh hưởng bởi áp lực từ Hoa Kỳ và các đồng minh NATO, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ký kết thỏa thuận với Nga về việc cung cấp S-400.
Theo chuyên gia Nga, mong muốn hợp tác với Nga trong lĩnh vực này là bởi Nga là nước dẫn đầu trong việc sản xuất loại vũ khí này.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận