Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un |
Chuyên gia Vladimir Kolotov cho rằng việc Hàn Quốc đã đáp trả Triều Tiên bằng cách phóng hai tên lửa đạn đạo cho thấy không bên nào tin, nhường bên nào và điều đó cũng lý giải vì sao Bình Nhưỡng vẫn tiếp nối các cuộc phóng tên lửa.
Sáng qua 15/9, Triều Tiên một lần nữa phóng tên lửa đạn đạo, mà theo dữ liệu của giới quân sự Nhật Bản và Hàn Quốc, tên lửa đã bay khoảng 3.700 km và đạt đến độ cao gần 800 km. Về mặt lý thuyết, tên lửa như vậy phóng từ lãnh thổ Triều Tiên có thể đạt tới đảo Guam có căn cứ Mỹ.
Trả lời phỏng vấn báo Sputnik, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Vladimir Kolotov của Đại học tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg, Nga đã nêu quan điểm của ông, trong đó lý giải động cơ của Bình Nhưỡng.
"Bình Nhưỡng hành động trong khuôn khổ logic của mình, cho thấy rằng họ có đủ đầu đạn cùng phương tiện mang và thiên hạ nên để họ yên.
Bình Nhưỡng cố gắng phô trương sức mạnh, bởi họ thấy Hàn Quốc chẳng hạn công nhiên tuyên bố cần phải lật đổ chế độ ở Triều Tiên. Trong khi đó, Hoa Kỳ nhiều năm gần đây cũng liên tục thúc đẩy lật đổ chế độ của Triều Tiên.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un trao đổi với các nhà khoa học hạt nhân |
Saddam Hussein đã không được để yên, Muammar Gaddafi cũng thế, cả Slobodan Milosevic cũng chẳng được yên dù các vị này không có chương trình tên lửa như Triều Tiên. Bởi vậy nhà lãnh đạo Triều Tiên còn sống.
Những người không có chương trình đó đều thiệt mạng, còn đất nước họ lâm vào tình trạng tồi tệ hơn đáng kể so với thời trước cuộc xâm nhập của Mỹ", - ông Vladimir Kolotov nhận định.
Theo quan điểm của GS Kolotov, có nghịch lý là những bên hoàn toàn vô can không tạo ra vấn đề thì hiện lại đang được kêu gọi cố gắng giải quyết.
"Người Mỹ rất thạo chiêu gán việc cho người khác. Triều Tiên buộc phải bắt tay thực hiện chương trình tên lửa này, trước hết chính vì mối đe dọa từ phía Mỹ Thế nhưng Hoa Kỳ nói: Bây giờ hãy cứ để Trung Quốc và Nga lo giải quyết vấn đề này", - chuyên gia Nga nhận xét.
Theo lời GS Kolotov, không hiện hữu lối thoát giản đơn để ra khỏi bối cảnh tồn đọng.
"Tình hình tất nhiên là không bình thường. Có thể nói: Hãy để Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản đưa ra đảm bảo rằng họ sẽ không xâm nhập vào Triều Tiên, không lật đổ chế độ, rồi khi ấy sẽ chẳng còn cần chương trình tên lửa nữa, và tất cả sẽ bình tâm. Vấn đề ở đây là chẳng ai tin ai", - Ông Vladimir Kolotov kết luận.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận