Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, từ khi Hội nghị Trung ương 6 ban hành hai nghị quyết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đến nay, có thể thấy rõ các nghị quyết này đã đi ngay vào cuộc sống. Một số bộ, ngành địa phương đều triển khai quyết liệt và đã có kết quả cụ thể.
Phát biểu tại hội nghị, Chính phủ với các bộ ngành, địa phương mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý: “Trong bộ máy chúng ta có một bộ phận cán bộ “có cũng được, không có cũng được”. Số cán bộ này chiếm bao nhiêu phần trăm trong từng cơ quan? Đây là câu hỏi mà các Bộ trưởng, các Bí thư, các Chủ tịch tỉnh phải tự hỏi”.
Qua việc sắp xếp tổ chức bộ máy lần này, có lẽ đây cũng là cơ hội để chọn lựa, sắp xếp lại cán bộ, loại bỏ những người yếu kém khỏi bộ máy, những người “có cũng được, không có cũng được” như Thủ tướng đã nhấn mạnh. Mặt khác, giảm đầu mối, tổ chức, cấp trung gian cũng đồng nghĩa sẽ giảm được lãnh đạo, cấp phó - một thực tế tồn tại từ bao lâu nay.
Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế chưa bao giờ là một việc dễ dàng vì việc này liên quan đến con người. Bởi thế, cần phải coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để những tổ chức cá nhân liên quan đồng thuận, thống nhất, đả thông tư tưởng. Bên cạnh đó, cần có chính sách hợp lý cho cán bộ thuộc diện tinh giản. Nói cách khác, phải giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá nhân và tập thể, giữa công việc chung và lợi ích riêng. Nếu làm được như vậy thì việc này không có gì phức tạp.
Làm việc này phải rất thận trọng, chắc chắn nhưng không được trì trệ, phải có bước đi phù hợp với từng cơ quan, tổ chức, làm sao cho hiệu quả. Bởi động đến tổ chức, đến con người không đơn giản.
Nếu thực hiện quyết liệt theo đúng tinh thần Nghị quyết T.Ư đề ra thì bộ máy của chúng ta sẽ tinh gọn hơn, chức năng, nhiệm vụ sẽ không còn bị chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm nguyên tắc một cơ quan tổ chức có thể làm nhiều việc nhưng một việc chỉ do một cơ quan, tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Khi ấy cũng sẽ giảm bớt cấp trung gian, số lượng cấp phó, thủ tục hành chính, giảm chi thường xuyên cho bộ máy để tăng đầu tư cho phát triển và cải cách tiền lương.
Điều quan trọng nhất hiện nay là cần có tổng kết, đánh giá ở những địa phương, bộ ngành đã thực hiện việc sắp xếp, tinh giản để nhân rộng. Đây là việc rất bức thiết, vì không một nền tài chính nào có thể đáp ứng được bộ máy cồng kềnh như hiện nay.
Phạm Văn Hòa
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Đồng Tháp
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận