Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn |
Những phát biểu mới nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cho thấy họ ở hai cực đối nhau trong vấn đề chính trị mấu chốt. Đài Bắc từ chối mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” trong khi Bắc Kinh coi đây là nhân tố cốt lõi để thống nhất quốc gia.
Trò chơi có tổng bằng 0
Giới phân tích cho rằng, việc bà Thái Anh Văn thẳng thừng từ chối lời kêu gọi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để hai bên eo biển Đài Loan thống nhất thành một nước là bằng chứng rõ ràng về trò chơi Zero-sum (trò chơi có tổng bằng không) mà hai nhà lãnh đạo hiện đang tham gia.
Trong bài phát biểu của mình, bà Thái tái khẳng định việc Đài Loan không bao giờ chấp nhận xu hướng chính trị “một quốc gia, hai hệ thống” và nói rằng, ý kiến đa số người dân Đài Loan cũng chống lại điều này sau bài phát biểu của ông Tập Cận Bình ngày 2/1.
Bà Thái cho hay, Đài Bắc sẵn sàng nói chuyện với Bắc Kinh, nhưng khi được coi ngang hàng như hai quốc gia và bất kỳ cuộc đàm phán chính trị nào qua eo biển phải được cơ quan lập pháp ủy quyền và giám sát và tiến hành theo mô hình chính phủ.
Nhà lãnh đạo Đài Loan lưu ý, không có cá nhân hay tổ chức nào có thể đại diện cho công chúng Đài Loan trong các cuộc đàm phán chính trị như vậy.
Đài Loan và Trung Quốc đại lục đã chia cắt kể từ khi phe Quốc dân đảng bị các lực lượng đánh bại trong cuộc nội chiến và rút lui ra đảo năm 1949. Trong 7 thập kỷ kể từ đó, quan hệ qua eo biển đã từng căng thẳng với các cuộc đối đầu quân sự.
Vào ngày 1/1/1979, Bắc Kinh đã chấm dứt hàng thập kỷ bắn phá pháo binh thường xuyên vào các đảo do Đài Loan kiểm soát và trong một lá thư gửi Đài Loan, Trung Quốc đại lục kêu gọi chấm dứt đối đầu quân sự eo biển.
2019 sẽ là năm khó khăn với bà Thái
Bà Thái Anh Văn và đảng Dân Tiến (DPP) của Đài Loan phản đối xu hướng chính trị "một quốc gia, hai chế độ" |
Các nhà phân tích cho rằng, trong bài phát biểu của mình, ông Tập không chỉ đưa ra các hướng dẫn để thống nhất đất nước thông qua mô hình được áp dụng tại Hong Kong và Ma Cao, mà còn xác định lại sự đồng thuận năm 1992 về việc hai bên eo biển Đài Loan sẽ hợp tác để thống nhất.
G.S. Wang Kung-yi về khoa học chính trị của Đại học Văn hóa Trung Quốc tại Đài Bắc, cho rằng, các bài phát biểu của ông Tập và bà Thái cho thấy hai nhà lãnh đạo vẫn còn cách rất xa để đạt được sự đồng thuận.
Tuy nhiên, ông Wang nói rằng, bài phát biểu của ông Tập sẽ vẫn là “kim chỉ nam” cho việc xử lý các vấn đề xuyên eo biển Đài Loan trong tương lai và chính quyền Đài Bắc không thể làm ngơ.
Ngoài ra, bất kể chính quyền bà Thái có chấp nhận các đề xuất của ông Tập hay không, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy kế hoạch của mình để hòn đảo lựa chọn các đại diện đàm phán thể chế hóa sự sắp xếp bất kỳ cơ cấu tổ chức nào để thống nhất lãnh thổ trong tương lai, ông Wang nhận định.
Còn trên đảo Đài Loan, trong khi Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan và đảng Dân Tiến DPP của bà Thái mô tả bài phát biểu của ông Tập là một biện pháp chính trị nhằm phá hủy chủ quyền của Đài Loan, Quốc Dân Đảng lại cho rằng, điều quan trọng là hai bên phải tiếp tục hợp tác với nhau dưới hệ thống chính trị của họ, vì hầu hết mọi người ở Đài Loan muốn duy trì hiện trạng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận