Ba xe phóng mang tên lửa S-400 |
Lý do thực sự khiến Mỹ phải lo ngại về hệ thống phòng không chống máy bay S-400 tiên tiến của Nga vượt xa khả năng thực tế và ước tính của vũ khí do người Nga chế tạo.
Báo Muraselon ở Trung Đông nhận định rằng, thay vì quan ngại khả năng tác chiến thực sự của tên lửa S-400, Hoa Kỳ thực sự có nỗi sợ về tác động địa chính trị chiến lược mà loại vũ khí của Nga khi Moscow có khi xuất khẩu cho các quốc gia đồng minh của chính Hoa Kỳ.
Như báo chí quốc tế đã thông tin, hai quốc gia đồng minh rất quan trọng của Mỹ ở Trung Đông là Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi, những nước sở hữu một quân đội có tầm vóc và thường xuyên mua vũ khí tiên tiến từ các công ty quốc phòng Mỹ hoặc châu Âu, hiện đang có mong muốn sở hữu hệ thống S-400 của Nga.
Tên lửa S-400 |
Trong khi đó, Qatar và Iraq - hai đồng minh quan trọng khác của Mỹ ở Vùng Vịnh (những nước đã có hệ thống Pantsir-S mua của Nga) cũng đã xác nhận họ đang đàm phán với Nga để mua thêm các tổ hợp tên lửa S-400 mới nhất.
Ngay cả Ấn Độ, quốc gia thường mua trang bị quân sự của Nga cũng đã rời Hoa Kỳ trong các thương vụ mua vũ khí phòng thủ bầu trời để sở hữu các tổ hợp tên lửa S-400 tối tân.
Theo bình luận của báo Muraselon, câu hỏi vì sao nhiều nước lại muốn đặt mua tên lửa S-400 mà không phải là sản phẩm của người Mỹ.Tên lửa S-400 thực sự có tốt hơn tên lửa Patriot hay THAAD của Mỹ hay không, thì câu trả lời ở đây cũng khá rõ ràng. S-400 có thể tốt hơn các loại tên lửa đánh chặn của Mỹ hoặc cũng có thể không khá hơn là mấy.
Tên lửa S-400 duyệt binh ở Moscow trong một sự kiện lớn ở thủ đô Nga |
Vậy thì tại sao hai đồng minh quan trọng ở Trung Đông Hoa Kỳ và có thể sẽ có thêm nhiều đồng minh của Mỹ nữa sẽ mua tên lửa S-400 của Nga? Câu trả lời chỉ có thể là các nước này không muốn lâm vào hoàn cảnh "bỏ hết trứng vào một giỏ".
Hơn nữa, những quyết định mua sắm quan trọng và động chạm như vậy chắc chắn là để Mỹ trong thể can thiệp vào việc bảo vệ bầu trời của các quốc gia đó trong một số tình huống khủng hoảng, đặc biệt là khi quan hệ ngoại giao, chính trị với Mỹ bất ngờ rạn nứt.
Trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ có thể dễ dàng nhận thấy nhất. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan - người đã thoát chết trong gang tấc trong cuộc đảo chính cách đây không lâu. Trong cuộc đảo chính này, chính quyển của ông Erdogan cho rằng có bàn tay của tình báo Mỹ.
S-400 đang là một mặt hàng "hot" được quân đội nhiều nước muốn sở hữu, trong đó có cả các đồng minh, đối tác lớn của Hoa Kỳ |
Một khi sở hữu các hệ thống S-400 trong kho vũ khí, quân đội các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và Qatar sẽ sở hữu một loại vũ khí mà Hoa Kỳ hầu như không thể can thiệp và kiểm soát một khi Washington có ý định lật đổ hay đánh sập quân đội của những nhà lãnh đạo không vừa ý mình ở khu vực.
Thực tế cũng cho thấy, những giao dịch liên quan đến các hợp đồng mua - bán tên lửa S-400 thường đi kèm với các chuỗi sự kiện chính trị đáng chú ý. Chính những thỏa thuận với các đồng minh của Mỹ đã cung cấp cho Nga một số đòn bẩy nhất định, đó là ảnh hưởng chính trị từ những tổ hợp kỹ thuật quân sự mang tên S-400.
Tuy nhiên, theo báo Muraselon, chính xác những gì mà các quan chức Nga và khách hàng đã thảo luận với nhau khi ký hợp đồng mua bán vẫn còn là bí mật và không rõ, nhưng trong mọi trường hợp, Mỹ không thích điều này.
Video xem thêm cùng chủ đề:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận