Sáng nay (9/6), hơn 70.000 thí sinh lớp 10 trên địa bàn Hà Nội thi môn đầu tiên là Ngữ văn (ảnh minh hoạ) |
Sáng nay (9/6), hơn 70.000 thí sinh lớp 10 trên địa bàn Hà Nội đã chính thức bắt đầu kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2017 – 2018. Buổi sáng, thí sinh thi môn đầu tiên là Ngữ văn với thời gian làm bài là 120 phút, thời gian bắt đầu làm bài thi là từ 8h.
GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI TOÁN VÀO LỚP 10 NĂM 2017
Báo Giao thông sẽ cập nhật sớm nhất đề thi và đáp án gợi ý của tất cả các môn thi trong kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội để bạn đọc tham khảo.
Đề thi chính thức môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội:
|
Theo giáo viên Nguyễn Phi Hùng (Hệ thống Giáo dục Học Mãi), đề thi văn vào lớp 10 của TP Hà Nội năm nay giữ cấu trúc quen thuộc với hai phần, kiểm tra toàn diện kiến thức, kĩ năng đọc hiểu văn bản, tiếng Việt và viết đoạn văn nghị luận.
Phần I của đề thi hỏi về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương và yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội về niềm hạnh phúc được sống trong tình yêu thương. Vấn đề nghị luận khá gần gũi, quen thuộc với mỗi bạn học sinh nên hẳn nhiều em sẽ không gặp khó khăn khi viết về vấn đề này.
Phần II kiểm tra các kiến thức về truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Những câu hỏi về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa các chi tiết trong văn bản là những câu hỏi cơ bản, học sinh chỉ cần đọc kĩ văn bản, nắm chắc các kiến thức liên quan và trình bày rõ ràng, mạch lạc là có thể làm tốt và giành điểm tối đa. Riêng câu cuối (3 điểm), yêu cầu viết đoạn văn về hình ảnh người nông dân trong kháng chiến, các em cần đảm bảo cả các yêu cầu chính về nội dung và cả những yêu cầu phụ của đề ra (hình thức đoạn văn quy nạp, sử dụng câu ghép và phép thế để liên kết câu) mới có thể tối đa hoá điểm số. Cái khó của câu này không nằm ở nội dung kiến thức được hỏi mà ở khả năng tổng hợp, gói ghém kiến thức để trình bày trong khuôn khổ một đoạn văn ngắn. Nếu học sinh không có khả năng tổng hợp, đoạn văn dễ lan man, dài mà vẫn không đủ các luận điểm chính mà đề yêu cầu.
Thí sinh tham khảo gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2017 do thạc sĩ Hà Thị Thu Phương, giáo viên THCS-THPT Trần Quốc Tuấn (Mỹ đình, Hà Nội) giải.
Phần I: (4 điểm)
Câu 1: Chép đúng 7 dòng còn lại.
Câu 2: Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và cấu trúc đối xứng tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt…. giúp chúng rất dễ hình dung một hình ảnh cụ thể thường gặp trong đời sống: đứa con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, nâng niu, đón nhận.
Câu 3: * Hình thức: Đoạn văn nghị luận đúng quy định về độ dài, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
* Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau - Giải thích câu nói: “ Được sống trong tình thương là hạnh phúc của mỗi con người”.
+ Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)
+ Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng Việt) - Bàn luận
+ Tại sao được sống trong tình thương là hạnh phúc của mỗi con người? Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.
+ Biểu hiện, ý nghĩa của tình thương: Trong phạm vi gia đình: Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc. Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình…
Trong phạm vi xã hội: Tình thương là truyền thống đạo lí “Thương người như thể thương thân” tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.
- Phê phán, bác bỏ: Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…
- Liên hệ bản thân: Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.
Phần II: (6 điểm)
Câu 1: Đoạn văn trên được trịch từ truyện “Làng” của nhà văn Kim Lân. Truyện được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.Câu 2: Dòng cảm xúc, suy nghĩ cả ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ: nghĩ ngợi vẩn vơ, nghĩ, lại nghĩ, lại muốn, nhớ… Trong dòng cảm xúc suy nghĩ ấy có những kỉ niệm về những ngày ông tham gia đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá, đào hầm…phục vụ kháng chiến
Câu 3: Xét về mục đích nói , câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?” thuộc kiểu câu nghi vấn. Nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó là một biểu hiện của tình cảm công dân vì ông không chỉ trực tiếp tham gia mà còn luôn quan tâm, lo lắng đến cuộc kháng chiến để bảo vệ làng, bảo vệ quê hương của mình.
Câu 4:
- Hình thức: Viết đúng đoạn văn quy nạp có sử dụng câu ghép và phép thế, đảm bảo độ dài.
+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, các câ văn có liên kết với nhau.
- Nội dung: Làm rõ được chủ đề của đoạn: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến.
Cần đảm bảo một số ý sau: + Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân và nhân vật ông Hai
+ Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc và khi tin đồn được cải chính. + Từ đó, đi đến nhận xét khái quát: Truyện “Làng” là truyện về những làng quê nước ta trong những ngày đầu chống Pháp. Và ông Hai sẽ trở thành nhân vật tượng trưng cho lớp người nông dân yêu làng, muốn ở lại làng chiến đấu nhưng theo chính sách phải đi tản cư (tản cư cũng là kháng chiến), vẫn luôn hướng về làng, vui buồn cùng diễn biến của làng mình, ủng hộ kháng chiến, trung thành với cách mạng. Điều đó góp phần làm rõ thêm chủ đề của truyện: Người nông dân nước ta yêu tha thiết, gắn bó sâu nặng với làng quê mình và gắn liền với tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, tinh thần ủng hộ kháng chiến, trung thành với cách mạng, với cụ Hồ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận