Pháp đình

Hôm nay, Hứa Thị Phấn tiếp tục bị đưa ra xét xử

08/05/2018, 06:21

Bản án 17 năm tù đã có hiệu lực chưa được thực thi, bà Hứa Thị Phấn lại đối mặt với vụ án khác

FullSizeRender (14)

Bà Hứa Thị Phấn 

Sáng 8/5 nữ đại gia Hứa Thị Phấn - nguyên cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng (NH) Đại Tín (TrustBank - tiền thân của NH CB hiện nay), nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển Phú Mỹ - cùng các đồng phạm sẽ phải ra trước vành móng ngựa vì tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Phiên tòa do TAND TP.HCM xét xử, sẽ kéo dài đến ngày 30/5. Hậu quả các sai phạm mà nữ “đại gia” Hứa Thị Phấn cùng các đồng phạm gây ra là con số thiệt hại hơn 12.000 tỷ đồng, thông qua 5 hành vi.

Trong giai đoạn này, tòa xét xử 2 hành vi, gồm bà Phấn chỉ đạo thực hiện nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho Ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt và gây thiệt hại 1.105 tỷ đồng và hạch toán thu khống và đẩy dư nợ khống cho Công ty Phương Trang, để bị can Phấn sử dụng trái pháp luật hơn 5.256 tỷ đồng.

Tuy nhiên nhiều nhận định cho rằng khả năng bà Hứa Thị Phấn sẽ không ra tòa vì lí do bệnh? Như vậy việc xét xử tiến hành ra sao?

Theo luật sư Huỳnh Trung Hiếu, Trưởng Văn phòng luật Hasslaws, Bộ luật TTHS 2015 quy định: “Việc xét xử thực tế cần rất nhiều nguồn khác nhau để đối chiếu so sánh, củng cố nội dung, tình tiết, tài liệu buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng. Lời khai bà Phấn chỉ là một trong số các nhóm lời khai của các bên liên quan là cần chứ không đủ. Bởi vậy cơ quan tiến hành tố tụng sẽ còn sử dụng nhiều nguồn chứng cứ khác nhau để xét xử. “Hơn nữa, về nghiệp vụ và quy định, nếu không có lời khai thì vẫn có thể dựa vào các tài liệu chứng cứ khác trong vụ án để xét xử bình thường”.

Tuy nhiên điều mà dư luận hiện quan tâm hơn cả là mặc dù bị kết án 17 năm tù tại đại án Ocebank, nhưng bà Phấn vẫn “không chịu” vào tù.

Trước đó, CQĐT Bộ Công an đã nhiều lần đến Bệnh viện Tân Hưng xác định tình trạng thể chất để hỏi cung, nhưng bà Phấn luôn ở trong tình trạng khó tiếp xúc, gọi hỏi không trả lời. Nhưng bà Phấn vẫn ký các đơn tố cáo, đơn kiến nghị và cả đơn kháng cáo trong vụ án Ngân hàng Ocebank, nên cần xem xét, đánh giá thái độ không hợp tác của bị can Phấn trong quá trình xét xử để lượng hình phạt.

Và ngay cả lúc này, dù đã bị kết án trở thành tù nhân, bà Phấn lại tiếp tục dùng "bùa hộ mệnh" của mình là hồ sơ bệnh án đã dùng trước đó để đối phó với CQĐT trong suốt hơn một năm qua... để tiếp tục "chống" án tù?.

hoang-van-toan-bi-bat

Ông Hoàng Văn Toàn, cựu chủ tịch NH Đại Tín khai làm theo các chỉ đạo của bà Hứa Thị Phấn bị kết án 7 năm tù trong vụ án Phạm Công Danh cũng sẽ là bị can trong vụ án ngày 8/5.

Luật sư Nguyễn Thị Hằng, Trưởng văn phòng Luật sư Hằng Nguyễn thuộc đoàn Luật sư TPHCM phân tích, bà Hứa Thị Phấn đã bị tuyên án 17 năm tù, trở thành tù nhân. Bệnh của bà Phấn không thuộc diện hoãn thi hành án để được ở ngoài. Căn cứ khoản 2 điều 4 Luật thì hành án hình sự quy định và bản án, quyết định có hiệu lực thì hành phải đước cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh. "Tóm lại  bản án đi tù của bà Phấn đã có hiệu lực phải được chấp hành. Cơ quan thì hành bản án này là cơ quan thì hành án hình sự cấp quận huyện nơi bị cáo cư trú thực thi. "Sau 7 ngày kể từ khi nhận được  quyết định này nếu không tự nguyện thì sẽ bị áp giải", bà Hằng nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.