Đến ngày 7/3, sau gần 1 tháng Đà Nẵng từ chối, tạm chưa thí điểm GrabCar thì trên ứng dụng điện thoại này vẫn hiện hữu hàng chục đầu xe sẵn sàng đón khách, bất kể thời điểm nào trong ngày. Ảnh chụp màn hình |
Thực trạng từ Hà Nội, TP HCM
Theo Giám đốc Sở GTVT kiêm Phó trưởng Ban ATGT TP.Đà Nẵng Lê Văn Trung: Quan điểm của Đà Nẵng là không ngăn cản, không cấm quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp. Thành phố đã và đang tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo hài hòa lợi ích hợp pháp chính đáng của người tiêu dùng, lợi ích của xã hội, lợi ích của người lao động và của doanh nghiệp...
Việc từ chối thí điểm GrabCar được ngành chức năng Đà Nẵng nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động, công tác quy hoạch, hạ tầng giao thông... Hoàn toàn không có chuyện nhằm mục đích bảo hộ taxi truyền thống như một số thông tin phản ánh.
Ông Trung cho hay: Thực tế, không riêng Đà Nẵng các địa phương Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đang đối mặt nhiều hệ lụy từ những bất cập của GrabCar. Kết quả sơ kết 9 tháng công tác triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết hối hoạt động vận tải khách theo hợp đồng của GrabCar tại 2 thành phố này cho thấy: Số lượng phương tiện cơ giới cá nhân dưới 9 chỗ ngồi để hoạt động GrabCar tăng mạnh. Hà Nội tăng 7.000 xe, con số này ở TP.Hồ Chí Minh trên 20.000 xe.
Theo ông Bùi Thanh Thuận- Phó giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng, bất cập ở chỗ dụng GrabCar không phải kê khai, niêm yết giá cước; nhiều xe GrabCar không thực hiện việc dán logo nhận biết xe tham gia thí điểm khiến công tác kiểm tra, xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn...
Số lượng phương tiện tăng nhưng nghịch lý công tác quản lý doanh thu, truy thu thuế không tương ứng. "Thực tế hiện nay, dù Hà Nội và TP HCM triển khai nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông đô thị nhưng sau thời gian thí điểm GrabCar, vấn nạn ùn tắc trong đô thị không giảm mà ngược lại đã xuất hiện càng nhiều, với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đa phần các xã viên tham gia mô hình GrabCar không đóng thuế làm thất thu ngân sách nhà nước"- ông Thuận phân tích.
>>>> Xem Clip Bị từ chối thí điểm, GrabCar vẫn chạy chui ở Đà Nẵng:
Lo "vỡ trận" chống ùn tắc giao thông
Theo ông Trung, Đà Nẵng nhận thấy chế quản lý hoạt động vận tải sử dụng ứng dụng GrabCar hiện nay còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn sau thời gian triển khai thí điểm;chính sách thuế và các hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với loại hình thí điểm chưa cụ thể và chưa đảm bảo công bằng giữa các loại hình kinh doanh vận tải...
Để tránh lặp lại những bất cập của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng căn cứ trên đặc thù vị trí địa lý- điểm lõi đô thị có diện tích nhỏ, cự ly đi lại bình quan ngắn, số lượng các loại hình vận tải hiện đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, du khách ít nhất đến năm 2020, để thống nhất chủ trương chưa triển khai thí điểm ứng dụng GrabCar trong thời điểm hiện tại.
Từ trước năm 2005, Đà Nẵng có đã có quy hoạch vận tải taxi và sửa đổi mới nhất từ năm 2012. Trong đó đến năm 2017 Đà Nẵng sẽ có 1.700 đầu xe taxi của các đơn vị kinh doanh. Tất cả các hãng taxi truyền thống trên địa bàn muốn tăng trưởng, phát triển đầu xe theo theo đúng quy hoạch này.
"Thực tế tốc độ phát triển phương tiện và điều kiện hạ tầng giao thông hiện có, thành phố đã và đang phải nghiên cứu triển khai nhiều giải pháp để hạn chế phương tiện cá nhân nhằm giải quyết bài toán ùn tắc giao thông đang có dấu hiện ngày càng phức tạp trên địa bàn", ông Trung nói.
Theo lãnh đạo Sở GTVT Đà Nẵng, với lượng 1.700 xe taxi hiện nay ở thành phố, thì ngoài những thời điểm lễ hội, thời tiết xấu... đang có tình trạng cung vượt cầu. Với cách thức hiện nay, Công ty TNHH GrabTaxi kêu gọi nhà đầu tư góp phương tiện hoạt động, quảng cáo mức thu nhập cao khiến cá nhân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng mua xe ồ ạt là nguy hiểm nhãn tiền, ảnh hưởng đến nỗ lực giảm xe cá nhân, vỡ trận chống ùn tắc giao thông trên địa bàn...
GrabCar chạy chui, đi ngược bản chất hoạt động
Cẩm nang, tờ rơi... được nhân viên văn phòng Grab tại Đà Nẵng phát cho các tài xế muốn tham gia hoạt động. Ảnh: Tấn Việt |
Dù Đà Nẵng có văn bản chưa thí điểm GrabCar nhưng gần tháng nay, loại xe này vẫn chạy chui. Bản thân Công ty GrabCar đang bất chấp để "chiêu dụ" tài xế, nhà đầu tư xe tham gia hoạt động.
Tại văn phòng đại diện của Grab số 86 Phạm Văn Nghị (Đà Nẵng), mỗi ngày có hàng chục tài xế đến hỏi thủ tục, cách thức trở thành tài xế GrabCar. Nhân viên tại đây cũng trưng ra tờ rơi, sổ tay hướng dẫn cụ thể cho lái xe mới, từ tiêu chuẩn xe, giá cước đến các gói ưu đãi, đảm bảo nhu nhập cao cho người lái.
Đáng nói là GrabCar huy động xe hợp đồng từ TP HCM ra Đà Nẵng hoạt động, đăng tin quảng cáo mời gọi nhà đầu tư tăng thêm phương tiện để tham gia GrabCar. Điều này đã đi ngược lại mục tiêu ban đầu của đề án thí điểm GrabCar đặt ra là "huy động lượng xe ô tô nhàn rỗi, góp phần hạn chế phương tiện cơ giới cá nhân; gây mất trật tự vận tải, ATGT, đồng thời tạo dư luận không đúng như một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh trong thời gian qua.
Ban ATGT TP.Đà Nẵng mới có công văn 57/CV-BATGT giao các Sở, ngành liên quan triển khai các giải pháp ngăn chặn, không để diễn ra các hoạt động kinh doanh vận tải sử dụng ứng dụng hợp đồng điện tử trong thời điểm thành phố đang chờ ý kiến của trung ương về các vấn đề liên quan.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận