Luật sư Lê Cao. Ảnh NV |
Hiện nay, theo Luật Báo chí quy định tại khoản 12, Điều 9 Luật Báo chí năm 2016 thì pháp luật cấm việc “Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.
Do đó, có bất kỳ hành vi của cá nhân, tổ chức nào liên quan đến việc cản trở việc tác nghiệp của phóng viên là dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật báo chí. Các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí có thể được xử lý bằng các hình thức xử lý vi phạm hành chính, bồi thường các thiệt hại hoặc xử lý trách nhiệm hình sự tùy tính chất mức độ của vụ việc, Luật sư Cao nói.
Theo Luật sư Cao vụ việc hành hung PV tại quán Bar LOST AND FOUND có dấu hiệu cấu thành tội giam giữ người không hợp pháp... |
Luật sư Cao phân tích: Theo thông tin của vụ việc, có dấu hiệu cho thấy có hành vi bắt giữ người không hợp pháp của một số cá nhân. Bởi lẽ, nếu sự việc có việc giữ người, thu các phương tiện tác nghiệp của phóng viên và không cho phóng viên này rời đi trong hai tiếng đồng hồ thì đó là dấu hiệu thể hiện rõ của hành vi bắt giữ người trái phép. Tùy tính chất mức độ của hành vi có thể xem xét đến vấn đề cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi năm 2017).
Cũng theo Luật sư Lê Cao, với các nội dung mà PV trình báo cơ quan chức năng và qua các thông tin phản ánh, nếu chuyện gây ra vụ việc được nêu có hay không phải là người của quán bar cũng cần làm rõ. Các cá nhân nào và các chủ thể nào đã tiếp sức cho việc giữ người trong quán bar và có các hành vi góp sức cho các hành vi vi phạm pháp luật như thế nào cần được sự điều tra quyết liệt để xem xét trách nhiệm của những người liên quan.
"Thực tế thời gian qua không hiếm các trường hợp các phóng viên bị can thiệp thô bạo trong quá trình tác nghiệp báo chí là điều rất đáng lo ngại. Đề bảo vệ quyền tác nghiệp của báo chí, hiện nay pháp luật đã có các quy định, có các chế tài xử lý nhưng câu chuyện bảo vệ quyền tác nghiệp của báo chí, bảo vệ quyền tự do báo chí vẫn đang là điều rất cần có các giải pháp thực tiễn để thực thi luật pháp nghiêm minh. Nếu hiện tượng các phóng viên bị hành hung, bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng vẫn còn diễn ra thì hoạt động báo chí đấu tranh đẩy lùi các hiện tượng xấu sẽ không được bảo vệ nghiêm ngặt và khi đó hiệu quả phản ánh của báo chí sẽ bị hạn chế", Luật sư Cao nói.
PV vẫn đang bị giữ Chứng minh nhân dân Sáng 13/3, trước sự chứng kiến của Viện kiểm sát Hải Châu (Đà Nẵng), PV Hứa Vĩnh Nhân (bút danh Vĩnh Nhân, Báo Giao thông VPMT) tường trình vụ việc bị hành hung khi tác nghiệp tại quán Bar LOST AND FOUND (28 Bạch Đằng, P.Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng) vào tối 11/3. Tại buổi làm việc, anh Nhân tái khẳng định toàn bộ diễn biến sự việc bị 4-5 đối tượng khống chế, uy hiếp, đánh đấm vào người, mặt, giữ chân suốt hơn 2 tiếng đồng hồ (từ 24 giờ ngày 11 đến 2 giờ ngày 12/3). "Tôi ghi rõ biên bản là các đối tượng này dùng tay đấm, không phải bạt tai. Trong đó đối tượng xưng tên Nghị là đấm nhiều nhất", anh Nhân nói rõ. Trong biên bản vụ việc, anh Nhân kiến nghị cơ quan chức năng trích xuất dữ liệu camera tại quán Bar để làm cơ sở đối chứng các thông tin phản ánh. Theo cán bộ điều tra công an quận Hải Châu cho biết phải xem lại bên Công an phường Thạch Thang đã thu thập chưa. Họ mới chỉ bàn giao hồ sơ ban đầu. Trao đổi với PV, anh Nhân cho biết: Hiện vẫn đang bị một trong số đối tượng trên giữ Chứng minh thư nhân dân. Ngày 12/3, anh bất ngờ nhận một cuộc điện thoại nói người tên Nghị đang giữ giấy tờ tùy thân này của mình... |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận