Mỹ và Philippines nhất trí về 5 cở sở không quân hằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương |
Trong tuyên bố chung, hai bên tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ liên minh, bảo vệ an ninh và quốc phòng lẫn nhau, cũng như cùng đóng góp cho hòa bình, ổn định khu vực và thịnh vượng kinh tế.
Đặc biệt hai nước nhất trí về 5 cở sở tại Philippines nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương: Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Fort Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen.
Tại đây, giới chức quốc phòng Mỹ cũng đưa ra ý tưởng sẽ đề nghị Quốc hội nước này phân bổ một khoản ngân sách đáng kể của tài khóa 2016 trong khuôn khổ Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á để hỗ trợ các dự án của Philippines đảm bảo các ưu tiên an ninh biển.
Cả hai nước cũng phản đối mọi hành động quân sự hóa các tiền đồn hiện nay tại Biển Đông, chia sẻ quan điểm rằng việc bố trí các khí tài quân sự mới trên các thực thể ở Biển Đông sẽ làm leo thang căng thẳng khu vực.
Ngoài ra, liên quan đến việc Philippines khởi kiện Trung Quốc ra toà trọng tài quốc về chủ quyền biển Đông, hai bên cho rằng phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế đối với vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ có giá trị pháp lý đối với cả Bắc Kinh và Manila.
Trong một diễn biến liên quan đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông, hôm qua, tờ Korea Times có đăng loạt bài về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới góc độ luật pháp quốc tế, trong khẳng định yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông là hoàn toàn tùy tiện và không có cơ sở, trong khi Việt Nam có đầy đủ chủ quyền về mặt pháp lý đối với hai quần đảo này.
Theo Korea Times, Trung Quốc cũng không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ khu vực Biển Đông một cách liên tục, hoà bình từ xa xưa. Thực tế cũng cho thấy, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Đồng thời, các động thái phi lý và ngang ngược của yêu sách “đường lưỡi bò” cùng những hành động khiêu khích, gây hấn và đánh chiếm của Trung Quốc, nhiều quốc gia lên án.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận