Bạn cần biết

Người Việt đang uống...“bã thuốc” Đông y Trung Quốc?

11/06/2016, 13:26

Tình trạng nhập dược liệu giả, trộn hóa chất độc hại, chiết xuất mất hoạt chất… ngày một phổ biến, khó kiểm duyệt,...

90-thuoc-dong-y-Trung-Quoc-o-Australia-co-doc-1

 

Lướt trên phố Lãn Ông, Thuốc Bắc (Hà Nội), cũng đã thấy “mê hồn trận” Đông trùng hạ thảo với giá vô cùng phong phú, dao động 100 - 800 triệu đồng/kg. Thậm chí, có những nơi rao hàng loại đặc biệt có nguồn gốc “xịn” từ Tây Tạng thì giá lên tới 1,8 - 2 tỷ đồng/kg.

Bát nháo dược liệu giả, bã thuốc

Vốn được xếp vào nhóm thuốc quý, cộng với “lời đồn phòng chống ung thư” Đông trùng hạ thảo là sản phẩm dược liệu được nhiều người lùng mua. Cũng chính vì nhu cầu lớn nên thị trường cung cấp Đông trùng hạ thảo cũng bát nháo. Lần theo địa chỉ người quen cho trên phố Lãn Ông (Hà Nội), tôi được chị chủ hàng chia sẻ: “Hàng này hiếm lắm em ạ, giá cả cũng lên xuống theo từng đợt nhập hàng. Chị không biết chỗ khác thế nào nhưng ở đây đảm bảo hàng chuẩn. Đợt này cũng chỉ có 1 kg, hai loại với giá 18 triệu/10gr và 12 triệu/10gr. Nếu còn băn khoăn em cứ đi khảo giá”. Chị chủ hàng cho biết thêm, do hàng đắt nên mọi người thường chỉ mua 10 - 20gr, dùng hết nếu cần tiếp mới lại mua thêm. Tại đây, Đông trùng hạ thảo được đóng vào từng hộp nhỏ cỡ bao thuốc lá.

Lướt trên phố Lãn Ông, Thuốc Bắc (Hà Nội), cũng đã thấy “mê hồn trận” Đông trùng hạ thảo với giá vô cùng phong phú, dao động 100 - 800 triệu đồng/kg. Thậm chí, có những nơi rao hàng loại đặc biệt có nguồn gốc “xịn” từ Tây Tạng thì giá lên tới 1,8 - 2 tỷ đồng/kg.

Tuy nhiên, trao đổi với Báo Giao thông, lương y Vũ Quốc Trung, Phòng Chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội) cho biết: “Loại Đông trùng hạ thảo thật sự từ thiên nhiên cực hiếm và đắt vô cùng. Do vậy, trên thị trường hiện phần nhiều là các loại Đông trùng hạ thảo nhân tạo có giá trị thấp hơn nhiều so với loại tự nhiên. Thậm chí, do nhu cầu lớn nên Đông trùng hạ thảo còn bị làm giả rất tinh vi mà không kiểm soát được”. Ông Trung cho biết thêm, việc phân biệt thật - giả dựa trên các tiêu chí màu sắc, mùi vị hay hình dạng ở chân hay mắt Đông trùng… Tuy nhiên, đối với người không có chuyên môn khó có thể phát hiện được hàng thật hay giả. Vì vậy, nếu không mua được đúng Đông trùng hạ thảo thật thì giá trị chữa bệnh không những không có mà còn “tiền mất, tật mang”.

Lương y Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho biết, các loại dược liệu nhập từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch phần nhiều là dược liệu loại 3 và 4, không có dược liệu loại 1 và 2, ngoài ra, còn có thuốc giã, bã thuốc là thứ dược liệu đã bị rút hết hoạt chất. Dẫn chứng cho điều này, ông Hướng cho hay, mới đây ông được nhờ thẩm định 6 vị dược liệu trong lô hàng dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc bị cơ quan chức năng bắt giữ. Kết quả chỉ có hai vị Đương qui và Cam thảo là chính phẩm, còn vị Đan bì là thuốc loại 3, Xuyên khung, Hoàng kỳ là bã thuốc do đã bị ép lấy hết hoạt chất, còn lại vị Uy linh tiên thường dùng rễ nhưng họ đã tỉa mất 2/3 rễ, không đủ chất lượng để bào chế thuốc.

Khó kiểm soát, dược liệu “rác” tràn lan

Tại hội nghị về phát triển ngành Đông y do Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) khẳng định, hiện phần lớn dược liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc, mỗi tuần khoảng 300 - 400 tấn dược liệu thông quan qua cửa khẩu Chi Ma. Dược liệu ở Trung Quốc có hai dạng cung cấp: Nông sản và Dược liệu trồng, thu hái tự nhiên theo tiêu chuẩn. Những dược liệu ở dạng nông sản không đảm bảo chất lượng để làm thuốc thì có giá rất rẻ.

Theo kết quả kiểm nghiệm năm 2015 do Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) thực hiện với 227 mẫu dược liệu thì 60% mẫu dược liệu không đạt chất lượng (không đạt chất lượng về hàm lượng, hoạt chất, làm giả dược liệu), trong đó chủ yếu là các mẫu với các vị thuốc gồm: Ý dĩ, Hoàng kỳ, Thăng ma, Thiên ma, Hoài sơn, Khương hoạt….

Điều đáng nói, theo kết quả kiểm nghiệm năm 2015 do Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) thực hiện với 227 mẫu dược liệu, có 60% mẫu dược liệu không đạt chất lượng (không đạt về hàm lượng, hoạt chất, làm giả dược liệu), trong đó chủ yếu là các mẫu thuốc gồm: Ý dĩ, Hoàng kỳ, Thăng ma, Thiên ma, Hoài sơn. Trong các mẫu thuốc trên, vị Huyết đằng, Khương hoạt khi kiểm nghiệm đa phần đều cho thấy đã bị chiết hết hàm lượng, không tìm thấy chất trong các loại thuốc này.

Nguồn dược liệu “rác” tràn lan cũng thách thức ngay với cả những cơ sở sử dụng thuốc đông y. Chia sẻ với Báo Giao thông, ông Phạm Việt Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho hay, nguồn dược liệu nhập vào các bệnh viện y học cổ truyền đều qua đấu thầu, có đủ chứng nhận chất lượng xuất xứ. Tuy nhiên, cũng không thể lường trước việc sau đấu thầu, chất lượng dược liệu nhập vào có thật sự đảm bảo.

Bởi, nếu chỉ hậu kiểm bằng mắt thường với cán bộ y tế ít kinh nghiệm thì không thể thực hiện được. Trong khi việc mang mẫu đi kiểm định lại gặp khó khăn vì chi phí kiểm định lớn. Điều này hầu như chỉ được thực hiện ở viện tuyến trên. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2015 đã có 58 Bệnh viện Y học cổ truyền; Gần 63% Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện có Khoa Y học cổ truyền; 84,8% Trạm Y tế xã tổ chức khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

Bát nháo nguồn dược liệu đông y (1)

Bằng mắt thường rất khó nhận biết chất lượng dược liệu đông y

Về giải pháp kiểm soát dược liệu “rác” nhập khẩu TS. Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, ngành Y tế tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn tình trạng vận chuyển, tiêu thụ dược liệu lậu. Đồng thời, siết chặt quản lý với yêu cầu tất cả dược liệu nhập vào Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, chất lượng từ đối tác bên nhập, thay vì quy định trước đây chỉ cần có đơn hàng và giấy tờ thông quan. “Sau đó, sẽ còn có hàng rào kiểm soát từ chính các cơ sở sử dụng dược liệu (?)”, ông Khánh cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.