Dùng thuyền nan bắc cầu phao |
Tất cả các cầu phao, cầu phà liên hợp, phà ghép bằng nhiều mảnh và cả ván mặt cầu đã được thiết kế để có thể tháo lắp dễ dàng và chỉ giăng ra vào ban đêm đảm bảo giao thông và phòng tránh máy bay địch.
Ngành GTVT cũng sử dụng các kiểu cầu phao bằng tre luồng, ghép bằng thuyền nan, bằng phao gỗ, phao tôn. Phòng thiết kế (Cục Cơ khí) đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các kiểu cầu độc đáo như: Cầu phao chìm dưới mặt nước, cầu cáp hai dây cho ô tô tự chạy bằng ròng rọc không cần mặt cầu, cầu cáp đưa xe qua sông bằng phà treo...
Đường sắt sử dụng ô tô ba cầu lắp bánh sắt (ô tô ray) kéo đoàn goòng 10 tấn, sử dụng ở khu IV. Công nhân ngành Đường sắt còn chế tạo những dầm cầu chữ I, ban ngày cất giấu, ban đêm lắp ráp thành cầu cho xe lửa, ô tô đi qua. Đường sông chế tạo nhiều ụ nổi có thể di động đi đến nhiều khu vực để cứu chữa ca nô, tàu lai dắt...
Sáng kiến dùng thuốc nổ để san lấp hố bom, cứu chữa nền mặt đường, cầu, cống và phá bom nổ chậm, phá bom từ trường... cũng được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong toàn Ngành.
Bên cạnh đó, ngành GTVT cũng áp dụng chủ trương phá thế độc tuyến là cơ sở để thực hiện khẩu hiệu: "Địch phá ta cứ đi!". Cụ thể, trên tuyến đường huyết mạch QL1 ta phá thế độc tuyến bằng cách mở thêm các trục dọc như đường 15, bắt đầu từ Bãi Sang (Hòa Bình) đi dọc miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đến tận Vĩnh Linh. Có tuyến đường 15, ta đã từng bước phá tan chiến thuật đánh "cắt đoạn" hoặc "băm nát" QL1A của địch, nhằm cắt đứt hoàn toàn con đường vận tải của chúng ta.
Trên đường Trường Sơn, bằng việc mở "tuyến đường 20 Quyết Thắng" và một số đoạn đường khác, Đoàn 559 đã phá thế độc tuyến ở vùng tuyến lửa.
Ngọc Lê
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận