Hồ sơ tài liệu

Ông Trump điều 2 cố vấn làm lành với Australia

04/02/2017, 05:53
image

Tổng thống Donald Trump điều 2 cố vấn cấp cao giải quyết rùm beng liên quan tới cuộc điện đàm với Thủ tướng Australia.

Hai cố vấn cấp cao của ông Donald Trump

Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus (phải) và cố vấn cấp cao Steve Bannon (trái) được cử tới gặp Đại sứ Australia tại Mỹ sau lùm xùm về cuộc điện đàm giữa Tổng Thống Mỹ và Thủ tướng Australia 

Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa 2 cố vấn cấp cao - Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus và cố vấn cấp cao Steve Bannon gặp Đại sứ Australia tại Mỹ Joe Hockey để bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với đồng minh thân cận Australia. Trong cuộc họp với ông Joe Hockey, hai cố vấn bày tỏ Tổng thống rất ngưỡng mộ người dân Australia.

Động thái trên được đưa ra sau khi ông Trump chỉ trích thoả thuận trao đổi tị nạn với Australia được ký kết dưới thời Tổng thống Barack Obama là “ngu xuẩn” qua tài khoản mạng xã hội Twitter. Cùng ngày tờ Washington Post có bài viết cho biết Tổng thống Trump mắng Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull trong khi hai người bàn bạc thoả thuận. Tuy nhiên, sau đó, trong cuộc gặp với các doanh nhân lãnh đạo, ông Trump lại khen ngợi: “Tôi yêu Australia” và những gì chính quyền trước thực hiện, chúng ta cần phải tôn trọng nhưng “một cách công bằng”.

Trong sự việc này, Thủ tướng Turnbull luôn khẳng định cuộc điện đàm với Tổng thống Trump rất thẳng thắn, bác bỏ thông tin ông Trump mắng nhiếc từ Washington Post và hy vọng ông Trump tôn trọng thoả thuận tị nạn.

Thỏa thuận trao đổi tị nạn - tác nhân dẫn đến tranh luận gay gắt trong cuộc điện đàm - được ký kết dưới thời Tổng thống Barack Obama vào cuối năm ngoái. Trong đó, ông Obama đồng ý sẽ tái định cư cho 1.250 người xin tị nạn bị tạm giữ tại các trại tị nạn trên đảo Papua New Guinea và Nauru. Đổi lại, Australia sẽ giúp tái định cư cho những người tị nạn đến từ El Salvador, Guatemala và Honduras. Thỏa thuận trao đổi này mâu thuẫn với sắc lệnh dừng chương trình tị nạn của Mỹ trong 120 ngày và hạn chế công dân đến từ 7 nước Hồi giáo, bao gồm: Iran, Iraq và Syria vào Mỹ trong 90 ngày mà ông Trump đưa ra cuối tuần qua. Bởi, phần lớn trong số những người bị tạm giữ tại Papua New Guinea và Nauru đều là những người chạy trốn khỏi các nước đang xảy ra chiến tranh bạo lực như Afghanistan, Iraq và Iran.

>>>> Xem thêm video ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.