Y tế

Quả hồng chữa bệnh trĩ

02/01/2017, 11:05
image

Quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, khát nước, ho có đờm,...

qua-hong

Quả hồng.

Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, khát nước, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu.

Xem thêm video:

Y học cổ truyền thường sử dụng quả hồng trong các bài thuốc như:

Tăng huyết áp: Quả hồng tươi ép lấy nước (thị tất), hòa với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần mỗi lần nửa chén. Có tác dụng dự phòng “trúng phong” (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp.

Chữa tiểu tiện ra máu: Lấy thị đế (tai hồng) đem thiêu tồn tính (rang to lửa hoặc đốt cho đến khi mặt ngoài cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu), sau đó nghiền mịn, cất đi dùng dần. Ngày uống hai lần vào lúc đói bụng, mỗi lần 6g, chiêu bột thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.

Trĩ nội, đại tiện xuất huyết: Lấy 12g quả hồng khô sắc uống hoặc nấu cháo ăn, ngày hai lần. Hoặc lấy quả hồng khô rang vàng, tán mịn, uống ngày hai lần, mỗi lần 6g.

Chữa các loại xuất huyết bên trong (chảy máu dạ dày, ho ra máu do lao, trĩ nội): Lấy lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống ba lần, mỗi lần 5g.

Chú ý không nên ăn quả hồng khi đói, không nên ăn cùng những món có chất chua. Bởi vì trong quả hồng có chất tanin khi gặp protein trong dịch tiêu hóa đường ruột sẽ kết tủa thành “sỏi hồng”, không tiêu hóa được. Nếu bị nhẹ cũng ảnh hưởng tới sức khỏe, bị nặng sẽ dẫn tới tắc nghẽn đường tiêu hóa. Vì vậy, phụ nữ lạnh bụng sau khi đẻ không được ăn.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.