Trung Quốc gần như thành công khi mua lại cảng của Sri Lanka |
Tại một cuộc điều trần trước Quốc hội, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard V. Spencer cho biết, vấn đề Mỹ thu mua đất đai khiến tôi trằn trọc cả đêm. “Nói đến Trung Quốc, điểm quan trọng nhất là chi phiếu. Trung Quốc mạnh tay chi tiêu không chỉ để mở rộng quân sự, kỹ thuật trong nước mà biến vốn thành vũ khí trên toàn cầu”.
Mùa hè năm 2017, Trung Quốc đã đạt thỏa thuận thuê lại cảng kinh tế tại Hambantota của Sri Lanka trong 99 năm trong đó phần lớn số tiền thuê cảng được phía Sri Lanka sử dụng để trả nợ ngược Bắc Kinh. Việc thuê lại cảng Hambantota nằm trong dự án tham vọng trong hệ thống hạ tầng khổng lồ mang tên “Một vành đai, một con đường” trị giá 1,4 nghìn tỉ USD, giúp tăng cường thương mại và ảnh hưởng Trung Quốc trên khắp Đông Á.
Cảng Hambantota nằm ở phía đông nam Sri Lanka được xây dựng bằng chính tiền vay từ Trung Quốc. Tuy nhiên kể từ khi hoạt động từ 2011, cảng này liên tục thua lỗ khiến chính quyền địa phương phải cầu cứu Bắc Kinh và thoả thuận trên ra đời. Với Trung Quốc, dù cảng này không có mấy tiềm lực kinh tế nhưng Hambantota nằm trên vị trí chiến lược nhìn ra Ấn Độ Dương.
“Vào Sri Lanka, làm lại cảng tại đây, đưa ra một mức lãi suất – không phải hỗ trợ mà là một khoản nợ đảm bảo với mức giảm giá khá hời. Khi con nợ không thể trả, chủ nợ (Trung Quốc) đến, đòi nợ và khẳng định - tài sản này bây giờ thuộc quyền sở hữu của chúng tôi” - Đây chính là cách Trung Quốc đang thực hiện trên toàn cầu, theo ông Spencer.
Trung Quốc cũng đang bắt đầu tiến vào Châu Âu trong đó các doanh nghiệp do phía nước này làm chủ kiểm soát khoảng 1/10 năng suất cảng khu vực - trang Foreign Policy nhận định.
Ngoài ông Spencer, Chỉ huy trưởng Thủy quân lục chiến Mỹ, Tướng Robert Neller cũng cho rằng, Trung Quốc đang chơi trò chơi dài hạn. Theo ông, “họ đang mua sân bay, cảng để mở rộng tầm với của mình... Họ muốn chiến thắng mà không cần phải xung đột”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận