Tư vấn

So sánh sức mạnh Su-35S Trung Quốc và Su-30SM Việt Nam sắp mua

26/05/2015, 19:40
image

Trong trường hợp Việt Nam đặt mua Su-30SM còn Trung Quốc chọn Su-35S, tiêm kích chủ lực sẽ có sự khác biệt.

1.1
Máy bay tiêm kích chủ lực Su-30SM

Thời gian gần đây, nhiều thông tin cho biết giai đoạn thương thảo hợp đồng mua tiêm kích Su-35S giữa Nga và Trung Quốc đã sắp kết thúc. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam quyết định lựa chọn Su-30SM thay vì "chạy đua" theo những quốc gia khác.

Việc Việt Nam đặt niềm tin vào Su-30SM thay vì Su-35S như nhiều dự đoán trước kia là điều khá bất ngờ nhưng lại hoàn toàn dễ hiểu. Chúng ta vẫn đi theo chủ trương nhất quán là chỉ lựa chọn những vũ khí, khí tài đã chứng minh được năng lực qua thời gian dài hoạt động.

Su-30SM được chế tạo dựa trên Su-30MKI - một chiếc tiêm kích rất tin cậy, hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu tác chiến trong tương lai.

1.2
Su-35S đã không được Việt Nam lựa chọn

Trong khi đó, Su-35S là một loại máy bay mới, các tính năng nhà sản xuất quảng cáo mặc dù rất "khủng" nhưng lại chưa hề được kiểm nghiệm qua thực tế.

Nhưng nếu chỉ so sánh trên các thông số lý thuyết thì trong hai loại tiêm kích trên, loại nào có nhiều ưu thế hơn?

Trước hết là năng lực không chiến tầm xa, Su-30SM được trang bị radar N011M BARS còn Su-35S là N035 Irbis, cả hai cùng là loại radar mảng pha quét thụ động, tầm hoạt động tối đa đều đạt 400 km.

 Video máy bay chiến đấu Su-35S trình diễn - Nguồn video: YouYube

Thực tế thì radar N035 Irbis được phát triển chính từ N011M BARS nên không có nhiều sự đột phá về công nghệ, vì vậy năng lực không chiến tầm xa của Su-30SM và Su-35S có thể coi như ngang nhau.

Tiếp đến là khả năng không chiến tầm gần, lợi thế của Su-35S nằm ở động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) AL-41F1S, giúp cho nó có khả năng vận động tốt hơn đôi chút Su-30SM trang bị động cơ 2D TVC AL-31FP.

Tuy nhiên với môi trường tác chiến chủ yếu ở hướng biển, máy bay khó có khả năng gặp phải tình huống không chiến quần vòng cự ly ngắn như khi phải đối đầu những chiếc tiêm kích hạng nhẹ xuất hiện bất ngờ từ các sân bay dã chiến được địa hình hiểm trở bao bọc.

Do vậy, lợi thế đôi chút về khả năng cơ động cùng tốc độ tối đa cao hơn (2.500 km/h so với 2.100 km/h) của Su-35S so với Su-30SM gần như vô nghĩa.

1.3
Su-30SM Việt Nam đặt mua rất có thể sẽ được tích hợp sẵn khả năng mang tên lửa BrahMos

Trong khi năng lực không chiến của Su-35S chưa tỏ ra vượt trội Su-30SM thì khi so sánh về sức mạnh tấn công mục tiêu mặt nước, Su-30SM lại chiếm ưu thế hoàn toàn. Điều này có được là nhờ tên lửa hành trình đối hạm siêu âm BrahMos-A.

Tên lửa BrahMos-A được phát triển theo đơn đặt hàng của Quân đội Ấn Độ, đây là tên lửa không đối hạm có kích thước và trọng lượng rất lớn, lên tới 2.500 kg, vượt quá sức chịu đựng tối đa 1.500 kg của mấu cứng hạng nặng chính giữa thân tiêm kích Su-30MKI.

 Video máy bay chiến đấu Su 30SM trình diễn - Nguồn video: YouTube

Nhằm đáp ứng yêu cầu của phía Ấn Độ, Irkut đã phải gia cố lại khung sườn của Su-30MKI một cách toàn diện, cải tiến này sẽ được nhân rộng trên những chiếc Su-30MKI và Su-30SM thuộc lô sản xuất sau.

Nhờ tầm bắn xa, tốc độ cao, khả năng bay linh hoạt, BrahMos-A sẽ giúp Su-30MKI/ Su-30SM có năng lực diệt hạm vượt trội hoàn toàn Su-30MK2, thậm chí cả Su-35S do Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO) chế tạo, vốn chỉ mang được tên lửa Kh-31A và Kh-59MK.

Rõ ràng việc Việt Nam lựa chọn Su-30SM thay vì Su-35S là hoàn toàn đúng đắn, có thể áp đảo hoàn toàn đối phương trong tác chiến không đối hải trong khi vẫn duy trì được khả năng chiếm ưu thế trên không cần thiết, theo Đại lộ.

Là phiên bản nội địa của Su-30MKI, tiêm kích Su-30SM là dòng tiêm kích đa năng hoàn toàn có khả năng lất lướt trước Su-35 hiện nay.

2.1Tiêm kích Su-30SM - phiên bản nội địa của Su-30MKI với một số thay đổi quan trọng với những thiết bị điện tử hàng không do Nga sản xuất đã thay thế vị trí các thiết bị của Pháp và Israel trên máy bay của Ấn Độ.

2.2Ngoài khác biệt đó, thiết kế khí động học nguyên khối, bộ khung làm bằng titan và hợp kim nhôm với 2 cánh mũi, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP và radar BARS N011M của Su-30MKI vẫn được giữ nguyên.

2.3Radar mảng pha quét thụ động NIIP N011M BARS có tầm hoạt động tối đa 400 km với mục tiêu là máy bay cỡ lớn; hoặc 100 km ở bán cầu trước, 55 km ở bán cầu sau với máy bay có diện tích phản xạ radar nhỏ, theo dõi 15 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.

2.4Động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP kết hợp cùng cánh mũi giúp Su-30SM có khả năng siêu vận động, tạo ưu thế rất lớn trong không chiến quần vòng cự ly gần. Vận tốc tối đa của Su-30SM đạt 2.100 km/h, tầm bay 3.000 km, tải trọng vũ khí 8.000 kg.

2.5Xét về tốc độ và tầm bay, tiêm kích Su-35 được cho là nhỉnh hơn Su-30SM khi bay ở tầm thấp với vận tốc 1400km/h, tầm cao là 2500km/h, trần bay tối đa đạt 19km. Su-35 có tầm hoạt động 3.400 km và bán kính chiến đấu 1.200 km (chưa tính tiếp dầu trên không).

2.6Tuy nhiên, theo đánh giá của Tạp chí National Interest (Mỹ) việc đạt tốc độ cao và trần bay rõ ràng là lợi thế trong tác chiến, tuy nhiên yếu tố cơ động và linh hoạt trong các tình huống không chiến mới mang lại tính chất quyết định thắng hay bại.

2.7Theo nhận định trên, dù Su-35 có tốc độ cao hơn Su-30SM tuy nhiên tiêm kích này lại không được trang bị bộ cánh mũi, vì vậy độ linh hoạt rõ ràng độ linh hoạt của Su-35 kém hơn tiêm kích Su-30SM rất nhiều.

2.8Ngoài ra, theo một số nguồn tin, hiện nhà sản xuất Irkut còn có kế hoạch tích hợp thêm khả năng mang tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-M cho Su-30SM, nếu thông tin này là sự thực thì sự kết hợp này sẽ tạo thành vũ khí tấn công có thể áp đảo cả tiêm kích Su-35.

2.9Theo một số nguồn tin, nếu được tích hợp thành công, mỗi chiếc Su-30SM có thể mamng tối đa 3 quả BrahMos-M – loại tên lửa được phát triển dựa trên nguyên mẫu tên lửa P-800 Oniks của Nga.

2.10Theo thông tin ban đầu, BrahMos-M sẽ vào khoảng 1,5 tấn, chiều dài ước chừng 6 m, và đường kính 0.5m. Nó có thể đạt tốc độ gấp 3.5 lần tốc độ âm thanh, có thể mang cả đầu đạn thông thường và hạt nhân với tầm bắn tối đa 290 km.

2.11Với khả năng linh hoạt cùng với dòng tên lửa hành trình BrahMos-M có tốc độ nhanh nhất thế giới khiến Su-30SM sở hữu sức mạnh đáng sợ vượt trội hơn cả Su-35 – dòng tiêm kích thuộc thế hệ 4++, theo Đất Việt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.