Trung Quốc có 5 khu tự trị là Khu tự trị Nội Mông, Khu tự trị Hồi Ninh Hạ, Khu tự trị Tây Tạng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Kỳ 1: Rộng lớn, nhạy cảm
Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương gọi tắt là Khu tự trị Tân Cương, nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc (cách Bắc Kinh khoảng 3.300 km về phía Tây), là đơn vị hành chính cấp tỉnh, có diện tích hơn 1,6 triệu km2. Khu tự trị Tân Cương có 7 thành phố, 5 châu tự trị, 74 huyện và huyện tự trị, thủ phủ là Thành phố Urumqi.
Cảnh sát Trung Quốc gác xung quanh khu vực nhà ga ở Urumqi sau vụ tấn công ngày 1/5 |
Đánh bom đồn cảnh sát Tân Cương Theo Tân Hoa Xã, sáng nay (21/6), một vụ đánh bom xe đã xảy ra ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Xinjiang), Trung Quốc. 13 đối tượng đã lái xe tải lao vào trụ sở cảnh sát ở huyện Kargilik thuộc địa khu Kashgar, khu vực miền Nam Tân Cương, và kích hoạt các khối thuốc nổ. Những tên này đã bị cảnh sát tiêu diệt tại chỗ̃. Vụ tấn công khiến 3 cảnh sát bị thương. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã chứng kiến một làn sóng tấn công nhằm vào cảnh sát, các cơ quan chính phủ và dân thường. Hầu hết các vụ tấn công xảy ra ở khu vực Tân Cương. Cuối tháng trước, tại thủ phủ Urumqi của Tân Cương đã xảy ra vụ đánh bom liều chết làm 39 người thiệt mạng và hơn 90 người bị thương. Ngay sau đó, chính quyền Bắc Kinh đã triển khai chiến dịch chống khủng bố tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương kéo dài tới tháng 6/2015. Cảnh sát đã triệt phá 23 nhóm khủng bố và tôn giáo cực đoan, bắt giữ hơn 200 đối tượng tình nghi. Hơn 200 thiết bị nổ cũng bị thu giữ trong các cuộc đột kích của lực lượng an ninh. Nhiều đối tượng phạm các tội khủng bố và bạo lực đã bị xử tử hình. Quang Minh (theo Xinhua) |
Dân số của Khu tự trị Tân Cương khoảng 21 triệu người, gồm 47 dân tộc cùng chung sống, trong đó người Duy Ngô Nhĩ và người Hán mỗi dân tộc chiếm khoảng 40%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác.
Ở khu vực này có nhiều tôn giáo cùng hoạt động, trong đó đạo Hồi và đạo Phật có ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội, phần lớn người dân tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
Khu tự trị Tân Cương ở vị trí điểm nối giữa châu Âu với châu Á, giữa Trung Á với Nam Á, với hơn 5.400km đường biên giới giáp 8 nước (Mông Cổ, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ).
Vùng tiếp giáp của các nước trên với Khu tự trị Tân Cương đã nhiều năm tồn tại các vấn đề xã hội phức tạp như xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động chống đối chính phủ, khủng bố… Nhìn chung, đời sống của người dân ở khu tự trị này còn nhiều khó khăn, chênh lệch giàu nghèo giữa các tộc người còn khá rõ nét.
“Truyền thống” xung đột sắc tộc, ly khai
Theo lịch sử Trung Quốc, dân tộc Duy Ngô Nhĩ bao gồm những người nói tiếng Đột Khuyết, là một dân tộc xuất hiện từ thời cổ đại, sống du mục, đã từng phát triển mạnh ở vùng núi Altai và vùng thảo nguyên miền Bắc Trung Quốc.
Năm 552, dân tộc Đột Khuyết lập nước Hãn và phát triển cực thịnh vào các thế kỷ từ thứ V đến thứ VII, sau đó bị chia rẽ thành hai miền Đông Đột (Đông Hãn) và Tây Đột (Tây Hãn).
Giữa thế kỷ thứ VIII, cả Đông Hãn và Tây Hãn lần lượt bị diệt vong và sáp nhập vào các nước khác… Cụm từ “Đông Đột Khuyết” (tiếng Anh viết là East Turkistan - có tài liệu dịch là “Đông Thổ”) xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX.
Đầu thế kỷ XX, một nhóm tôn giáo cực đoan ở Tân Cương đã đưa ra luận thuyết về “Đông Đột”, cho rằng “Đông Đột từ xưa đến nay là một quốc gia độc lập, dân tộc này có lịch sử hàng vạn năm”, nhóm này kêu gọi những người nói tiếng Đột Khuyết và theo đạo Hồi liên kết lại để thành lập một quốc gia “chính giáo hợp nhất”... Tháng 11/1933, lực lượng này có ý đồ ra mắt nhà nước Đông Đột nhưng không thành.
Cảnh sát phong toả hiện trường vụ tấn công bằng dao ngày 14/3 |
Từ những năm 20 đến 40 của thế kỷ XX, lực lượng Đông Đột đã nhiều lần nổi dậy nhưng đều bị thất bại. Từ sau khi Nhà nước CHND Trung Hoa ra đời (1949), lực lượng chống đối Chính phủ Trung Quốc, đòi ly khai trong dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương vẫn không từ bỏ ý đồ đòi tách ra khỏi Trung Quốc.
Để thực hiện ý đồ đó, từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, lực lượng ly khai Đông Đột đã đẩy mạnh hoạt động trên cả 3 phương diện là xây dựng ngọn cờ, tiến hành các cuộc bạo loạn, khủng bố và phát triển tổ chức, lực lượng.
Còn nữa
Nguyễn Đăng Song
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận