Câu chuyện cúng thịt chó vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đang gây nên nhiều sự tranh cãi. Ảnh minh họa |
Nhiều người đặt ra câu hỏi, Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 sắp tới gần, con chó là linh vật của năm nay, vậy có nên cúng thịt chó để lấy may? Và thực sự thịt chó có giải đen?
Theo báo Dân Việt, Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, nói chung thì người Việt theo các tôn giáo nên đều không dùng thịt chó để cúng Tết. Nếu có ăn trong dịp đó thì họ cũng không đặt lên bàn thờ (trừ ít nơi có tục khác lạ).
"Trong tín ngưỡng chung, chó là vật nuôi không sạch sẽ do ăn chất thải của người nên không được dâng lên thần thánh. Các cụ xưa không nói năm nào thì cúng hoặc kiêng loại thịt gì đâu. Năm hổ, năm rắn, năm khỉ, năm rồng thì lấy đâu ra những thứ tương ứng mà cúng. Còn ai tin thì cũng tôn trọng họ vì đó là tín ngưỡng, không vi phạm pháp luật cũng như không ảnh hưởng đến ai cả”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ nói.
Còn về vấn đề ăn thịt chó có thực sự giải đen, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho biết: “Ngày xưa tôi được biết người ta nói ăn thịt chó là đen, gần đây lại nói là giải đen theo kiểu độc trị độc. Cái đó không thành phong tục truyền thống. Ở quê tôi ngày xưa, cả năm được mỗi lần mấy nhà mới rủ nhau đụng một con chó vào dịp mùa rét.
Cũng theo báo Vietnamnet, từ xa xưa, người Việt chăn nuôi gia súc, gia cầm để lấy thịt. Thời phong kiến, và những năm 1960, 1970, 1980, chúng ta rất nghèo, trong bữa ăn hàng ngày rất thiếu thịt. Lúc đó một bữa thịt chó là một bữa tiệc cao cấp hơn cả thịt lợn. Và người ta có nhiều câu ca ngợi thịt chó, chưa ai chê thịt chó. Đến nay, thịt chó vẫn là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Nó là đặc sản của người Việt, cũng có thể coi là một món ẩm thực truyền thống. Vậy nên tùy vào sở thích, quan niệm của mỗi gia đình, cúng hay dùng thịt chó vào ngày Tết Nguyên đán cũng là câu chuyện của riêng họ...
Bấy lâu nay trong phong tục truyền thống của người dân Việt Nam, Tết là phải có gà luộc. Ngoài lý do là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, hình ảnh gà trống chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp theo quan niệm của người xưa. Trong thập nhị can chi (12 con giáp) thì gà trống biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ; trong văn học gà trống được cho là loài có 5 đức lớn.
|
Từ đặc điểm tự nhiên là tiếng gáy mà con gà trống được cho là có tác động vào thời gian của con người và được thi vị hóa; tiếng gáy báo sáng đánh thức mọi người thể hiện trí tuệ, niềm tin.
Chính bởi vậy, người ta chỉ dùng gà trống để cúng chứ không dùng gà mái hay gà trống thiến. Đặc biệt trong dịp Tết, nhất là trên mâm cúng giao thừa và cúng ngày mồng 1 Tết không thể thiếu gà trống luộc, trong sách Phương sóc chiêm tú giải thích rằng, mỗi ngày trong tám ngày đầu năm mới thuộc về một con giống, gà thuộc ngày mồng 1 Tết nên cỗ cúng không thể thiếu gà - báo Kiến Thức đăng tải thông tin.
Xem thêm video:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận