Kiểm tra an ninh hàng không tại sân bay quốc tế Nội Bài |
Thành lập Công ty TNHH MTV 100% ACV
Theo Cục trưởng Cục Hàng không VN Đinh Việt Thắng, tại 21 cảng hàng không hiện đang khai thác, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không (ANHK) thuộc Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV).
“Thời gian qua, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từng bước được đầu tư, lực lượng ANHK được chuẩn hóa. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong mô hình, thực trạng và cơ chế hoạt động và chất lượng đội ngũ nhân viên kiểm soát an ninh”, ông Thắng nói và cho biết, tổ chức lực lượng kiểm soát ANHK như hiện nay không đáp ứng được yêu cầu tập trung, thống nhất và nhanh chóng, kịp thời.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, cần nghiên cứu, bóc tách toàn bộ hạ tầng, thiết bị liên quan đến ANHK và bàn giao cho công ty. Cùng đó, cần xem lại nguồn thu, làm rõ tổng thu từ an ninh là bao nhiêu, có đủ bù chi, từ đó đề xuất cơ chế phù hợp để doanh nghiệp hoạt động. |
Quá trình chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, điều hành của nhà chức trách hàng không cũng như công tác báo cáo của lực lượng kiểm soát ANHK với nhà chức trách hàng không qua nhiều khâu trung gian. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa đồng bộ, một số hạ tầng, trang thiết bị được đầu tư nhiều năm trước có dấu hiệu xuống cấp, một số trang thiết bị bắt đầu lỗi thời. Lực lượng kiểm soát ANHK tại các cảng hàng không hiện nay quân số mỏng, đặc biệt là tại các cảng hàng không cấp 2, 3, chất lượng chưa đồng đều trong toàn hệ thống, thiếu hụt đội ngũ chuyên gia về ANHK... Do vậy, ông Thắng cho rằng, cần thiết phải tổ chức lại theo mô hình một Công ty TNHH MTV trực thuộc ACV.
Được biết, ACV đã trình Bộ GTVT đề án thành lập Công ty TNHH MTV 100% vốn ACV. Doanh nghiệp dự kiến có vốn điều lệ 100 tỷ đồng này sẽ là công ty hạch toán độc lập, với 3 chi nhánh ở Bắc - Trung - Nam.
ACV cũng đề xuất chuyển nguyên trạng toàn bộ lao động, chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của tất cả các đơn vị thuộc lực lượng ANHK từ ACV sang Công ty TNHH MTV ANHK Việt Nam (bao gồm lao động gián tiếp và trực tiếp). Công ty mới sẽ thu tiền cung cấp dịch vụ đảm bảo ANHK từ ACV theo hợp đồng được ký kết, dự kiến chiếm trung bình mỗi năm khoảng 70-85% giá thu dịch vụ đảm bảo ANHK. Công ty này cũng sẽ chi trả các chi phí hoạt động thường xuyên để đảm bảo hoạt động của mình nhưng không phải chi trả chi phí sửa chữa lớn tài sản và chi phí đầu tư. ACV sẽ thực hiện đầu tư mới và đầu tư nâng cấp các tài sản này.
Về tài sản, công ty mới chỉ nhận chuyển giao một số tài sản riêng lẻ phục vụ hoạt động đảm bảo ANHK (cổng từ, máy dò cầm tay, máy phát hiện chất nổ, gương soi gầm, bộ đàm...). Hệ thống tài sản, trang thiết bị chính (hệ thống camera, máy soi, hệ thống tường rào ANHK, chiếu sáng …) liên quan đến đảm bảo ANHK vẫn thuộc sở hữu của ACV.
Chuyển nguyên trạng nhân lực ANHK
Đồng tình với việc thành lập Công ty TNHH MTV An ninh hàng không trực thuộc ACV, Vụ trưởng Vụ Vận tải Trần Bảo Ngọc cho biết, phương án này sẽ giúp đảm bảo sự chuyển tiếp hài hòa. Tuy nhiên, ông Ngọc cũng lưu ý cân nhắc về nguồn thu. “Giá dịch vụ bảo đảm ANHK hiện do Bộ GTVT quyết định, phân bổ theo đầu hành khách. Song cần tính toán hết sức kỹ càng về tỷ lệ phân chia giữa ACV và Công ty ANHK”, ông Ngọc nói.
Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp Lê Thị Thu Hương cho rằng, đề án của ACV đề xuất giữ lại 15-30% tiền thu từ giá dịch vụ ANHK nhưng chưa phân tích rõ thu có đủ chi. “Theo Nghị định 92, dịch vụ bảo đảm ANHK là dịch vụ công ích do Bộ GTVT cung cấp, tức là Nhà nước phải chi trả toàn bộ đơn đặt hàng về dịch vụ công ích này. Nếu giá dịch vụ thu không đủ bù đắp chi phí thì Nhà nước sẽ phải bù đắp”, bà Hương nói.
Thống nhất với phương án thành lập công ty thuộc ACV, song Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trịnh Thị Hằng Nga cho rằng, cần phân định rõ trách nhiệm giữa ACV hay công ty khi có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến ANHK xảy ra.
Vụ trưởng Vụ Tài chính Đỗ Văn Quốc cho rằng, không nên để tài sản, hạ tầng thuộc ACV còn Công ty ANHK chỉ làm thuần tuý nghiệp vụ an ninh. Cần bóc tách toàn bộ tài sản liên quan đến ANHK và giao về công ty mới. Cũng như vậy, toàn bộ nguồn thu từ dịch vụ bảo đảm ANHK nên để về công ty an ninh. Công ty mới thuê gì của ACV (ví dụ như mặt bằng) thì chỉ trả tiền đó.
Khẳng định sự cần thiết phải thành lập một công ty ANHK chính quy hiện đại quản lý trên phạm vi cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, thành lập một doanh nghiệp phải làm sao cho DN đủ sống, không có chuyện thành lập DN để rồi Nhà nước phải tiếp tục nuôi.
Yêu cầu trong quý I/2018 phải thành lập và vận hành xong công ty này như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị có liên quan ngay trong tuần này phải xem xét, rà soát lại từng việc từ thủ tục pháp lý đến con người, tài sản, phương án hoạt động…
Về tổ chức nhân sự, Bộ trưởng nêu rõ, cần chuyển nguyên trạng lực lượng ANHK từ ACV về công ty mới, song cần có đánh giá, rà soát. Quan trọng là không làm tăng biên chế.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận