Hồ sơ tài liệu

Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đến Qatar sẽ tiềm ẩn hậu quả nguy hiểm

10/06/2017, 07:39

Cựu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Washington, ông Faruk Logoglu đã cảnh báo và nhấn mạnh điều này.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ 2

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ R. T. Erdogan đã thông qua quyết định của Quốc hội cho phép bố trí quân đội nước này tại căn cứ Al-Rayyan của Qatar và hợp tác đào tạo lực lượng hiến binh nước này.

Theo trang Sputnik của Nga, việc thông qua quyết định như vậy đã làm xã hội Thổ Nhĩ Kỳ dấy lên cuộc tranh luận cho rằng, sự gia tăng quân số Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar từ 94 lên 600 người có thể là điềm báo một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong tương lai nếu Qatar yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ lãnh thổ trước áp lực từ Mỹ và Ả Rập Xê-út.

Cựu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Washington, ông Faruk Logoglu nhấn mạnh điều này trong cuộc phỏng vấn với trang Sputnik.

"Dù trong các tuyên bố của Ankara về khủng hoảng Qatar có những từ như "đối thoại" và "đồng thuận", nhưng thông điệp chứa bên trong không khỏi làm tăng mối quan ngại.

Các phát biểu của Tổng thống Erdogan và Thủ tướng Yildirim thể hiện không chỉ mong muốn đơn thuần hỗ trợ Qatar, mà cả sự phản đối những quốc gia đối đầu.

Thổ Nhĩ Kỳ không thể thờ ơ với cuộc khủng hoảng nổ ra xung quanh Qatar, tuy nhiên, Ankara cũng không cần thiết phải thực hiện bất kỳ động thái gay gắt và thiếu sáng suốt.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Quyết định được Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua, theo tôi là bước làm bốc đồng có thể đặt Ankara vào vị trí phức tạp và thu hẹp đáng kể phạm vi của các động thái chính trị," - Cựu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ Logoglu nói.

Ông Logoglu tin rằng, Thổ Nhĩ Kỳ nên xây dựng chính sách Trung Đông với cách tiếp cận mà Ataturk đã từng nêu lên, cụ thể là xây dựng quan hệ hữu nghị với thế giới Ả Rập nhưng không can thiệp vào các cuộc xung đột giữa các quốc gia Ả Rập.

"Sự phát triển tình hình phụ thuộc vào những bước mà bên xung đột sẽ thực hiện, cụ thể là Ả Rập Xê-út, Mỹ và Iran. Tôi không nghĩ rằng cuộc khủng hoảng này sẽ phát triển thành đối đầu xung đột.

Tuy nhiên, tôi có mối lo ngại rằng hậu quả những căng thẳng hiện nay có thể dẫn tới tình huống tương tự những gì đã xảy ra ở Iraq," - ông Logoglu nhận định.

VIDEO XEM THÊM:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.