KC-46A thực hiện chuyến bay đầu tiên |
Chuyến bay thử nghiệm, kéo dài 3 giờ 32 phút được thực hiện bởi một máy bay vận tải 767-2C đã được nâng cấp nội thất (nhưng chưa lắp ghép với các hệ thống tiếp dầu trên không). Một khi trang bị cho không quân Mỹ, chiếc này có tên máy bay tiếp dầu KC-46A Pegasus. Chuyến bay đầu tiên thử nghiệm phiên bản chính thức của KC-46A sẽ được tiến hành trong quý 3 năm 2015.
Boeing đã ký hợp đồng đóng 4 chiếc KC-46A trị giá 3,9 tỉ USD thuộc đề án KC-X của không quân Mỹ vào năm 2011. Trong khi chiếc đầu tiên tiến hành bay thử nghiệm lần đầu thì 3 chiếc còn lại đang trong quá trình sản xuất tại nhà máy Everett ở Seattle của công ty Boeing.
Ban đầu đúng ra chiếc KC-46A đầu tiên này đã được thử nghiệm khoảng giữa năm 2014, tuy nhiên có những vấn đề kỹ thuật về việc lắp đặt các hệ thống tiếp dầu cho máy bay dẫn đến cột mốc quan trọng trong quá trình chế tạo máy bay tiếp dầu mới cho Không quân Mỹ phải dời lại.
Theo tính toán, buồng lái của KC-46A trang bị hoàn toàn bằng kỹ thuật số. Chiếc máy bay này có thể bay với vận tốc 920 km/h với bán kính hoạt động là 12.200 km. |
KC-46 là một trong 3 chương trình nghiên cứu khí tài mà Không quân Mỹ ưu tiên bắt buộc phải có, hai chương trình còn lại là máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 Lightning II và máy bay ném bom tầm xa tàng hình (LRS-B). Như một phần của quá trình nghiên cứu máy bay vận tải KC-46A, Không quân Mỹ đã đưa phi công của phi đội 418 đến sân bay thử nghiệm của Boeing gần Seattle để tập sử dụng máy bay mới.
Ngoài ra máy bay KC-46A cũng được thiết kế để gia tăng số lượng hàng hóa cũng như binh sĩ bị thương mà nó có thể chuyên chở ngoài khả năng tiếp dầu. KC-46A sẽ là máy bay tiếp dầu cho hải quân, không quân, thủy quân lục chiến Mỹ cũng như lực lượng của các quốc gia đồng minh của Mỹ khi có yêu cầu, theo Một thế giới.
Mô hình máy bay tiếp dầu KC-46A tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ F-16 |
Không quân Mỹ sẽ tăng cường thử nghiệm với KC-46A nhằm thay thế phi đội máy bay tiếp dầu lỗi thời gồm KC-135 và KC-10. Chương trình trang bị máy bay tiếp dầu dài hạn hiện là một trong hai ưu tiên hàng đầu của Không quân Mỹ. Trong đó, tuổi thọ trung bình của máy bay tiếp dầu KC-135 là 50 năm và 29 năm với KC-10.
Máy bay tiếp dầu KC-46A dài hơn 50 m do Công ty động cơ Pratt & Whitney phát triển, có khả năng chuyên chở 96.000 kg nhiên liệu và 29.500 kg hàng hóa. Theo giới chức Mỹ, KC-46A có thể thực hiện cùng lúc nhiệm vụ tiếp dầu cho nhiều máy bay của lực lượng Không quân và Hải quân.
Trong giai đoạn năm 2015 – 2028, Không quân Mỹ dự định thu mua 179 máy bay tiếp dầu KC-46A. Theo đó, 7 chiếc sẽ được chuyển tới Không quân Mỹ vào năm 2015, 12 chiếc vào năm 2016. Trong giai đoạn 2017 – 2027, Không quân Mỹ sẽ tiếp nhận 15 chiếc mỗi năm, theo Infonet.
Đặc điểm tổng quát của máy bay tiếp dầu KC-46A Pegasus Kíp lái: 3 người Sức chứa: 114 người, 18 tấm kê hàng 463L, hoặc 58 bệnh nhân Tải trọng: 65.000 lb (29.500 kg) Chiều dài: 165 ft 6 in (50,5 m) Sải cánh: 157 ft 8 in (48,1 m) Chiều cao: 52 ft 1 in (15,9 m) Trọng lượng rỗng: 181.610 lb (82.377 kg) Trọng lượng cất cánh tối đa: 415.000 lb (188.240 kg) Động cơ: 2 × PW4062 phản lực, với lực đẩy 63.300 lbf (282 kN) mỗi cái Sức chứa dầu: 212.299 lb (96.297 kg) Tải trọng tiếp dầu tối đa: 207.672 lb (94.198 kg) Vận tốc cực đại: Mach 0.86 (570 mph, 915 km/h) Vận tốc hành trình: Mach 0.80 (530 mph, 851 km/h) Tầm bay: 6.385 nmi (12.200 km) Trần bay: 40.100 ft (12.200 m) |
Mậu Ngọ (Tổng hợp)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận