Doanh nghiệp

Thương hiệu nổi tiếng và những vụ tẩy chay “đình đám” thế giới

25/12/2015, 08:47

Coca-cola, KFC, Nike hay Victoria’s Secret là những thương hiệu lớn từng bị kêu gọi tẩy chay.

1d0c6b77081fb019a7df66c83277e259
94% dân số thế giới có thể phân biệt logo đỏ-trắng của Coca-cola. (Ảnh minh họa)

“Ông vua đồ uống” Coca-cola

Độ nổi tiếng và phổ biến của thức uống được ưa chuộng này không cần phải bàn cãi thêm. Theo Business Insider, 94% dân số thế giới có thể phân biệt được logo của Coca-cola.

Thế nhưng, ngay tại “quê hương” của thương hiệu đồ uống này – nước Mỹ, người ta vẫn không ngừng tranh luận về Coca-cola, thậm chí trong nhiều thập kỷ, Coca-cola bị kêu gọi tẩy chay.

Năm 1968, trong một bài phát biểu được gửi đi 1 ngày trước khi qua đời của Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền có tầm ảnh hưởng nhất nước Mỹ, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, ông viết: “Tôi muốn nói rằng, hãy ra khỏi nhà ngay tối nay và nói với hàng xóm của mình đừng bao giờ mua Coca-cola nữa”.

Nguyên do của những lời kêu gọi này bắt nguồn từ các vụ bê bối đình đám của Coca-cola liên quan tới đạo đức kinh doanh như: trốn thuế, bóc lột sức lao động của công nhân, kỳ thị người Do Thái, phân biệt chủng tộc…v.v

Bỏ qua nguồn doanh thu khổng lồ cũng như số lượng bán ra hàng ngày trên thế giới, năm 2000, Coca-cola từng phải bồi thường cho công nhân 192,5 triệu USD vì những “scandal” nói trên. Chưa hết, thương hiệu này nhiều lần bị lên án bởi chiến dịch quảng cáo chứa hình ảnh khiêu dâm tại Úc, phiên âm thương hiệu khiếm nhã tại Trung Quốc hay chiến dịch truyền thông phản khoa học “H2NO” tại Mỹ… v.v

Gà rán KFC

kfc
KFC là thương hiệu đồ ăn nhanh được nhiều người ưa chuộng. (Ảnh minh họa)

Món gà rán được nhiều người ưa chuộng không ít lần vấp phải các chiến dịch tẩy chay của người tiêu dùng thế giới.

Năm 2001, một đoạn video giết gà của Kentucky Fried Chicken (tên gọi trước đó của KFC) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cửa hàng ăn nhanh này.

Bất chấp những nỗ lực thay đổi của KFC từ năm 2009, người tiêu dùng Mỹ - quê hương của món gà rán nổi tiếng vẫn tỏ ra “lạnh nhạt” với thương hiệu trên.

Năm 2013, khi dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát tại nhiều quốc gia châu Á, người tiêu dùng tỏ ra lo sợ về sự an toàn của các sản phẩm chế biến từ gà. Rất nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đã “nói không” với món KFC vốn rất được ưa chuộng tại thị trường rộng lớn này.

Theo thống kê, doanh thu của công ty sở hữu thương hiệu KFC tại Trung Quốc tháng 4/2013 giảm tới 29%.

Tại Anh, KFC từng phải xin lỗi 1 nam sinh viên 19 tuổi vì “bỏ quên” 1 quả thận trong quá trình chế biến nguyên liệu. Chưa hết, tại Trung Quốc, hãng này liên tục bị phát hiện sử dụng gà nuôi bằng chất kháng sinh, kích thích tăng trưởng, thậm chí sử dụng hóa chất có nguy cơ gây tổn thương não.

Nội y Victoria’s Secret

ht_victorias_secret_kb_141029_12x5_1600
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng hình ảnh mà Victoria"s Secret xây dựng sẽ ảnh hưởng không tốt tới con gái họ. (Ảnh: ABC News)

Hãng nội y đình đám thế giới không ít lần vướng bê bối, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.

Đầu tháng 11/2014 – trước thềm Victoria"s Secret Fashion Show, khi chiến dịch quảng cáo của thương hiệu đồ lót đình đám nước Mỹ đã bị phản đối rầm rộ ngay khi tung ra, thậm chí bị kêu gọi tẩy chay.

Một nhóm sinh viên Anh (khởi xướng là Gabriella Kountourides, Laura Ferris và Frances Black) phối hợp trang web Charge.org đã cho rằng thông điệp "Perfect Body" (Tạm dịch: Cơ thể hoàn hảo) của hãng mang tính xúc phạm, vô trách nhiệm và độc ác. Họ yêu cầu thương hiệu phải nói lời xin lỗi người tiêu dùng vì khiến nhiều phụ nữ tự ti, đồng thời không chấp nhận việc các người mẫu được chỉnh sửa qua photoshop, đôi chân dài như búp bê sống, vòng eo nhỏ tí xíu và ngực được đẩy lên hết cỡ mới là… hoàn hảo.

Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ trung niên có con gái đang tuổi lớn cho rằng, các hình ảnh quảng cáo của Victoria’s Secret không phù hợp với tất cả phụ nữ nói chung bởi không phải phụ nữ nào cũng có những số đo chuẩn mực và thân hình như “búp bê sống” của các thiên thần nội y nổi tiếng của hãng. Ngoài ra, nhiều phụ nữ cho rằng, các siêu mẫu của Victoria’s Secret quá gầy gò và thiếu sức sống.

Thương hiệu thể thao Nike

Trước thềm thế vận hội Olympic 1990, thượng hiệu thể thao nổi tiếng thế giới đã bị kêu gọi tẩy chay vì những bê bối liên quan tới bóc lột sức lao động công nhân.

Theo đó, vì tham nhân công rẻ, các công xưởng của hãng đã không ngần ngại sử dụng trẻ em dưới độ tuổi lao động và bỏ qua các lợi ích, quyền lợi của công nhân.

Hội tẩy chay nhãn hàng thể thao nổi tiếng đã cực lực phản đối những hành vi trên và kêu gọi người tiêu dùng quay lưng với “Nike”.

Vụ việc trở thành một bài học để đời đối với các thương hiệu lớn trong quá trình sử dụng người lao động, nhất là ở các quốc gia phát triển như Tây Âu và Bắc Mỹ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.