Hồ sơ tài liệu

Trung Quốc la làng bị "bắt nạt" ở Biển Đông

07/06/2016, 08:52
image

Trung Quốc khẳng định không gây rắc rối, cũng không sợ rắc rối tại Biển Đông và la làng đang bị "bắt nạt".

Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc - ông Tập Cận Bình.

Reuters đưa tin, hôm 5/6, trước sức ép của Mỹ trong việc kiềm chế các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh vẫn tiếp tục trắng trợn đòi chủ quyền đối với hầu hết vùng biển này và tuyên “không sợ rắc rối”.

Theo đó, trong ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh an ninh lớn nhất Châu Á, Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore, Đô đốc Sun Jiango của Trung Quốc cho biết, nước này sẽ không thể bị “bắt nạt” trong vấn đề Biển Đông, trong đó có phán quyết của tòa án quốc tế về tuyến đường thương mại quan trọng mà Philippines đã đệ đơn kiện.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La trước hơn 600 đại biểu là quan chức an ninh, quân sự và chính phủ tới tham dự diễn đàn, ông Sun lớn tiếng khẳng định: “Chúng tôi không gây rắc rồi, và chúng tôi cũng không sợ các rắc rối.

Trung Quốc sẽ không phải gánh chịu hậu quả hay cho phép bất kỳ sự xâm phạm nào đối với chủ quyền và an ninh của mình quốc gia, hoặc thờ ơ trước việc một số quốc gia gây rối trên biển Đông”.

Theo Reuters, các tuyến đường thủy đang trở thành điểm nóng của Hoa Kỳ. Trung Quốc và Mỹ hiện đang cáo buộc lẫn nhau về vấn đề tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông, khi Bắc Kinh bị “tố” đang khai hoang đấy quy mô lớn đồng thời liên tục xây dựng trái phép các công trình cơ sở hạ tầng tại Biển Đông. Trong khi đó, Washington lại thường xuyên diễn tập hải quân và tăng cường tuần tra trên vùng biển này.

Trước đó, hôm 4/6, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã cảnh báo Trung Quốc về nguy cơ “tự cô lập” mình trên trường quốc tế, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục là người bảo đảm chính cho an ninh châu Á trong những thập kỷ tới.

Tuy nhiên, mặc dù cảnh báo trên cũng được lặp lại từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc, song ông Sun phủ nhận điều này và cho rằng nhiều nước châu Á hiện đang tỏ ra “ấm áp hơn” và “thân thiện hơn” với Trung Quốc so với cách đây một năm. Trong năm 2016, Trung Quốc đã có 17 cuộc gặp song phương, trong khi đó vào năm 2015 nước này chỉ có 13 cuộc gặp tương tự.

Trong một diễn biến khác, tại chuyến thăm Mông Cổ ngày 5/6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi Bắc Kinh không nên thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông như đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013.

Ông Kerry cho rằng ADIZ sẽ là “một hành động khiêu khích và gây bất ổn”, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh cam kết sẽ quản lý tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp ngoại giao.

 Video Trung Quốc công khai ngang ngược xây dựng trái phép tại Đá Chữ Thập:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.