Biết rõ ngân hàng Đại Tín là một cục nợ... đã âm vốn nhưng ông Phạm Công Danh vẫn nhảy vào mua. Ảnh chụp: ông Phạm Công Danh tại toà. |
Ngày 24/1, phiên xét xử ông Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm tiếp tục với phần tranh tụng của các luật sư bảo vệ cho bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB).
Luật sư Giang Hồng Thanh cho rằng, bị cáo Mai không phải là người nắm vai trò chủ chốt trong hành vi, bị cáo chỉ là người làm công ăn lương. Trước khi làm cho Ngân hàng Đại Tín, Phan Thành Mai là người giữ chức vụ cao trong Hiệp hội bất động sản. Bị cáo là người có thân nhân rất tốt, có học vấn cao, gia đình theo truyền thống giáo dục.
Luật sư đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo Phan Thành Mai vì những gì bị cáo Mai từng làm trong quá trình công tác. Bảo vệ cho bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn), luật sư Phan Đức Linh cho rằng mức án mà VKS đề nghị là quá nghiêm khắc, mong HĐXX xem xét các tình để giảm nhẹ cho bị cáo.
Theo luật sư, bị cáo Khương thực hiện các hành vi theo chỉ đạo của lãnh đạo, bị cáo chỉ làm công ăn lương chứ không được hưởng lợi gì. "Vì vậy, vai trò của bị cáo Mai Hữu Khương là phụ thuộc, không có vai trò xuyên suốt”, luật sư Linh khẳng định.
Luật sư Linh cũng đề nghị HĐXX xem xét cấn trừ thiệt hại từ tiền tăng vốn điều lệ như bị cáo Danh hay bị cáo Mai đã trình bày.
Bổ sung bào chữa của luật sư, Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn), bị cáo Khương chỉ ra tại thời điểm Phạm Công Danh nhận chuyển nhượng từ bá Hứa Thị Phấn, khoản nợ lớn nhất Danh nhận là 22.000 tỷ. “22.000 tỷ bà Phấn đã sử dụng hết, ngân hàng không còn 1 đồng”, Khương khẳng định.
Cũng theo Khương, khi kế thừa khoản nợ này, ông Danh tìm mọi cách để vực dậy ngân hàng. Khi đó Đại Tín là 1 trong 9 ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu. Ông Danh khi tiếp quản đã phải chi chăm sóc khách hàng để bù lại. Khi tiếp nhận Đại Tín, mỗi năm ông Danh và ông Mai bị lỗ hơn 2.300 tỷ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận