Theo đó, Hà Nội dự kiến dành 1.078.096 suất quà, với tổng kinh phí 552,895 tỷ đồng tặng các đối tượng hưởng chính sách, người có công; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; hộ nghèo; hộ cận nghèo.
Tặng các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi tặng quà các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, đơn vị thực hiện chính sách nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Theo đó, mức quà tặng dành cho cá nhân từ 0,5-2 triệu đồng/người đối với các đối tượng như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên…
Mức quà tặng 300 nghìn đồng/người đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng. Mức quà 500 nghìn đồng/hộ đối với hộ nghèo; 300 nghìn đồng/hộ đối với hộ cận nghèo.
Mức quà tặng cho 86 đơn vị, mỗi suất quà trị giá từ 6-16 triệu đồng; Tặng 150 suất quà cá nhân tiêu biểu, mỗi suất 6 triệu đồng.
Đồng thời, tặng quà 500 nghìn đồng/người để bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên phục vụ trực tiếp; bổ sung thêm tiền ăn cho các đối tượng đang được chữa trị, nuôi dưỡng tập trung trong các ngày Tết tại các trung tâm chữa trị và nuôi dưỡng đối tượng xã hội tập trung trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bệnh viện 09 - Sở Y tế.
Cùng với đó, Hà Nội cũng tặng quà chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi với các mức từ 0,7-1,5 triệu đồng/người.
Ngoài quà tặng của thành phố, các địa phương tùy vào điều kiện và khả năng thực tế có thể có các cơ chế chính sách hỗ trợ các gia đình chính sách xã hội khó khăn trên địa bàn quản lý, bảo đảm các đối tượng đều có Tết.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận