The Great Blue Hole - Belize
The Great Blue Hole là một hố chìm lớn dưới nước. Ban đầu là một hang động đá vôi, nó sụp đổ khi mực nước biển tăng hơn 150.000 năm trước. Năm 1971, Jacques Cousteau tuyên bố đây là một trong 10 điểm lặn hàng đầu trên thế giới.
Tác động khí hậu: Sự gia tăng axit hóa đại dương gây ra bởi sự hấp thụ carbon dioxide trong khí quyển đang gây tổn hại cho sinh vật biển địa phương và các rạn san hô ở khu vực này.
Rừng đá- Trung Quốc
Rừng Đá bao gồm nhiều nhóm của các đội hình “măng đá” kiểu đá vôi. Những tảng đá khổng lồ tạo nên khu rừng đá rất nổi tiếng này. Khu vực này được hình thành cách đây 270 triệu năm thông qua một loạt các trận động đất và sau đó là xói mòn do nước và gió.
Tác động khí hậu: Sự gia tăng carbon dioxide trong khí quyển sẽ làm tăng mưa axit, đẩy nhanh sự xói mòn.
Bryce Canyon - UTah
Bryce Canyon gồm các ngọn tháp và cột trụ. Khung cảnh tuyệt đẹp này được tạo từ đá vôi, sa thạch và đá bùn, được định hình bằng băng và nước từ 40 đến 60 triệu năm trước. Khu vực xung quanh hẻm núi trở thành một di tích quốc gia vào năm 1923 và một công viên quốc gia vào năm 1928.
Tác động khí hậu: Khi Utah trở nên ấm và khô hơn, lượng mưa địa phương bị ảnh hưởng, khả năng lũ quét sẽ tăng lên rất nhiều.
Mười hai sứ đồ - Úc
"Mười hai sứ đồ" là những khối đá tách biệt với các vách đá vôi gần đó, đứng sừng sững trên bờ đông nam Australia. Các khối đá lớn này bắt đầu xói mòn và tách ra khỏi hang động từ khoảng 10 đến 20 triệu năm trước.
Tác động khí hậu: Tần suất tăng của các sự kiện thời tiết cực đoan và nồng độ axit carbonic trong nước cao hơn có nguy cơ làm tăng tốc độ xói mòn.
Hồ Plitvice - Croatia
Hồ Plitvice là một chuỗi gồm 16 hồ, thác nước được kết nối với các hang động. Các hồ được hình thành gần đây từ 6.000 đến 7.000 năm trước từ sự xói mòn đá vôi trong khu vực. Nước trong hồ nổi tiếng với sự thay đổi màu sắc đa dạng.
Tác động khí hậu: Các hồ dễ bị ô nhiễm nhất từ du khách, sự đa dạng sinh học của nơi này cũng đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và các loài đặc hữu khác nhau đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Thác Brazil - Argentina
Thác Iguazu là một hệ thống gồm 275 thác chảy dọc theo sông Iguazu. Thác hình thành do kết quả của hoạt động núi lửa xảy ra hơn 100 triệu năm trước. Chúng cao hơn thác Niagara và rộng gấp đôi.
Tác động khí hậu: Các trường hợp hạn hán gia tăng trong khu vực sẽ làm giảm lưu lượng nước của thác.
Antelope Canyon - Arizona
Hẻm núi Antelope là một hẻm sâu, rộng được hình thành từ sa thạch sau một trận lũ quét hơn 190 triệu năm trước. Hẻm núi là một điểm đến du lịch rất nổi tiếng và được công bố rộng rãi vì sự tương tác với ánh sáng mặt trời tạo ra những cảnh quan tuyệt đẹp.
Tác động khí hậu: Các trường hợp lũ quét gia tăng sẽ khiến việc tham quan hẻm núi không an toàn cho du khách và người dân địa phương.
Bãi biển Legziza - Morocco
Bãi biển Legizira từng là nơi có 2 cổng vòm đá, mỗi cổng kéo dài từ bãi biển xuống nước Bắc Đại Tây Dương. Vào cuối năm 2016, phần nhỏ hơn của hai vòm bị sụp đổ. Đây vốn là bãi biển nổi tiếng với cảnh hoàng hôn rất quyến rũ.
Tác động khí hậu: Một trong 2 vòm đã bị sụp đổ do xói mòn. Độ khô tăng và mực nước biển tăng có thể đẩy nhanh sự sụp đổ hơn nữa.
Vách đá Moher - Ailen
Vách đá Moher, được ước tính là có tuổi đời lên tới 319 triệu năm, là điểm đến du lịch nổi tiếng thứ 2 ở Ireland, sau Trinity College ở Dublin. Các vách đá rất cao so với mực nước biển là nơi sinh sản và trú ẩn an toàn cho hơn 30.000 con chim biển.
Tác động khí hậu: Sự gia tăng nồng độ axit carbonic trong nước, cùng với lũ lụt, sẽ đẩy nhanh sự xói mòn của các vách đá này.
Sông Dương Tử - Trung Quốc
Dương Tử là con sông dài nhất ở Trung Quốc và dài thứ 3 trên thế giới. Nó bắt nguồn từ dãy núi Tanggula và được coi là ranh giới phân chia giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc. Dương Tử còn là nơi có đập Tam Hiệp, dự án thủy điện lớn nhất thế giới.
Tác động khí hậu: Nhiều hồ nước chảy vào sông Dương Tử đang bị thu hẹp do biến đổi khí hậu. Ngoài ra, nước sông cũng đã trở nên cực kỳ ô nhiễm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận