Hồ sơ tài liệu

16 nước châu Âu thoả thuận kiểm soát vũ khí Nga

25/11/2016, 09:12
image

15 nước Châu Âu cùng Đức thúc đẩy một thoả thuận kiểm soát vũ khí mới đối với Nga.

Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga tham gia diễu binh mừng 71 năm chiến thắng Phát xít Đức 

Ngày 25/11, báo Đức Die Welt dẫn lời Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết: “An ninh Châu Âu đang gặp nguy hiểm. Mối quan hệ với Nga hiện rất khó khăn, chúng tôi cần nhiều biện pháp hơn ngoài đàm phán”.

Ông Steinmeier, người được Đảng Dân chủ Xã hội vừa được đề cử trở thành Tổng thống Đức vào năm tới, lần đầu tiên kêu gọi thoả thuận kiểm soát vũ khí với Nga từ tháng Tám vừa rồi nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng tại Châu Âu. Ông Steinmeier chỉ trích việc Nga sáp nhập Crimea và ủng hộ phe đối lập tại miền đông Ukraine, coi đây là hành động làm suy yếu niềm tin được xây dựng suốt hàng chục năm qua, đe doạ nổ ra cuộc đua vũ khí mới. Do đó, ông kêu gọi các nước tham gia ý tưởng kiểm soát vũ khí đối với Nga: “Chúng tôi có trách nhiệm phải nỗ lực hết sức để tăng cường an ninh và hoà bình”.

Đến nay, 15 nước khác – tất cả đều thuộc Tổ chức Hợp tác và An ninh Châu Âu quyết định tham gia ý tưởng trên cùng ông Steinmeier. Các nước này bao gồm: Pháp, Italy, Austria, Bỉ, Thuỵ Điển, Cộng hoà Séc, Tây Ban Nha, Phần Lan, Hà Lan, Na-uy, Romania, Thuỵ Điển, Slovakia, Bulgaria, Bồ Đào Nha.

Nhóm 15 nước dự kiến đưa ra thông báo chung vào hôm nay (25/11) và sẽ gặp mặt tại bên lề Hội nghị cấp Bộ trưởng OSCE vào ngày 8-9/12 tới tại Hamburg do Đức tổ chức.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ hoài nghi về ý tưởng này, cho rằng thoả thuận sẽ thất bại, không thể buộc Nga phải tuân thủ như các hiệp ước và thoả thuận hiện nay.

Trước đó, hồi tháng 6, giới chức Mỹ và NATO nhiều lần chỉ trích ông Steinmeier sau khi ông cảnh báo động thái quân sự của phương Tây tại miền đông Châu Âu với thái độ đe doạ và hô hào chiến tranh có thể khiến “căng thẳng với Nga thêm trầm trọng”.

Nhìn chung, Đảng Dân chủ Xã hội của ông Steinmeier ủng hộ lập trường hoà giải với Nga hơn lập trường bảo thủ của đảng Thủ tướng Angela Merkel. Song, cả hai đảng đều lo ngại, nước Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ tạo dựng lại quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và thu hẹp bảo vệ với các nước đồng minh NATO.

Xem thêm video Nga - Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay, đồng ý ngồi lại bàn về vấn đề Syria

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.