Coca Cola từng dính vào nghi án trốn thuế tại Việt nam |
Ngày 11/7, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố nghiên cứu “Minh bạch trong Công bố thông tin của Doanh nghiệp: Đánh giá các công ty đa quốc gia ở thị trường mới nổi”.
Đây là lần thứ 2 TI thực hiện nghiên cứu này, đánh giá 100 công ty đa quốc gia đặt trụ sở tại 15 thị trường mới nổi và có hoạt động tại 185 quốc gia theo ba lĩnh vực công khai, bao gồm: chương trình phòng chống tham nhũng của công ty, báo cáo về cơ cấu tổ chức công ty và số liệu tài chính cơ bản tại các nước mà công ty có hoạt động.
Đáng chú ý, 22/100 công ty đa quốc gia được đánh giá có hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 13 công ty Trung Quốc, cũng là nhóm có điểm trung bình thấp nhất trong bảng xếp hạng toàn cầu. Cụ thể, trong lĩnh vực công bố chương trình phòng chống tham nhũng nội bộ, 18/22 công ty có hoạt động ở Việt Nam không công bố chính sách nghiêm cấm các khoản "chi phí bôi trơn" và 16/22 công ty không công bố yêu cầu các cơ sở đại diện của họ ở Việt Nam phải tuân thủ các chính sách phòng chống tham nhũng như đang áp dụng tại trụ sở.
Trong lĩnh vực minh bạch về cơ cấu tổ chức, điểm trung bình của 22 công ty nói trên là 39%. Nhiều công ty thậm chí không công bố tên của các công ty con mà họ sở hữu toàn bộ tại Việt Nam. Trong lĩnh vực công bố số liệu tài chính của công ty tại các quốc gia mà họ hoạt động, có sự khác biệt lớn giữa mức độ công ty công bố dữ liệu trong nước và ở nước ngoài.
Đặc biệt, 19/22 công ty có hoạt động tại Việt Nam không công khai các số liệu tài chính cơ bản (như doanh thu, chi phí vốn, thu nhập trước thuế, thuế và các khoản đóng góp cho cộng đồng) liên quan đến các hoạt động tại Việt Nam, trong khi vẫn công bố những số liệu này ở quốc gia nơi họ đặt trụ sở.
Theo khuyến cáo, trong bối cảnh Việt Nam mở cửa thị trường, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh sang các quốc gia khác, việc doanh nghiệp công bố thông tin về hoạt động trong nước cũng như ở nước ngoài là hết sức cần thiết.
Nếu doanh nghiệp hạn chế cung cấp những thông tin này, các bên liên quan bao gồm cơ quan Nhà nước, nhà đầu tư, người dân và tổ chức xã hội trong nước khó có thể đánh giá và giám sát hoạt động cũng như tác động của doanh nghiệp lên cộng đồng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận