Tiểu Vương (18 tuổi), hiện đang là học sinh cấp 3 tại Cao Minh, Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cũng giống như bao bạn bè cùng trang lứa khác, cậu cũng có sở thích đặc biệt với trà sữa. Cậu cho hay, cứ 2 ngày 1 lần sẽ mua trà sữa uống, đều đặn như vậy suốt một thời gian dài.
Vào một ngày, cậu bỗng nhiên la hét đầy đau đớn và không thể đi lại. Khi nhập viện, các bác sĩ phát hiện ra các khớp tay và chân của cậu được phủ một lớp màu trắng. Nguyên nhân được xác định là do uống trà sữa quá nhiều, dẫn đến việc hình thành các hạt tophi nên, gây ra cơn gút bất ngờ.
Khi kiểm tra mức độ axit uric trong máu, bác sĩ nhận thấy Tiểu Vương đang ở mức 900umol/l. Mức này đặc biệt cao nên ngay lập tức cậu được cho uống thuốc chống viêm và thuốc hạ axit uric. Tạm thời nồng độ axit uric trong máu đã giảm xuống còn 400umol/l và cậu đã có thể đứng dậy và đi lại xung quanh. Tuy nhiên, tình trạng của cậu vẫn chưa ổn định, bác sĩ sẽ tiếp tục hạ axit uric, cố gắng làm tan các hạt tophi trên khớp trở nên nhỏ hơn hoặc biến mất.
Nguyên nhân gây ra bệnh gút
Trong những năm gần đây, xu hướng người trẻ mắc bệnh gút ngày càng nhiều. Điều này có liên quan đến cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống của người trẻ, ít tập thể dục và dùng đồ uống có đường…
- Thực phẩm chứa hàm lượng purine cao
Nếu thường xuyên ăn một số thực phẩm như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, súp, lẩu, v.v ... sẽ khiến cho bệnh gút sớm hình thành. Khi hàm lượng purine tăng lên, thận không thể bài tiết kịp thời, cơ thể sẽ tích tụ quá nhiều axit uric sẽ hình thành tinh thể urate đọng lại trên sụn khớp, kích thích viêm cục bộ và gây ra những cơn đau bất ngờ.
- Đồ uống có đường
Trà sữa yêu thích của Tiểu Vương và đồ uống nhiều đường khác cũng là thủ phạm chính.
Đồ uống có đường và đồ uống có ga là nguyên nhân chính trong việc khởi phát bệnh gút ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nhiều trẻ em thích uống đồ uống có ga, thậm chí thường sử dụng nó thay nước. Không chỉ trẻ em yêu thích, mà thậm chí nhiều cha mẹ nghĩ rằng nó có chứa vitamin và chất điện giải, là một lựa chọn tốt để bổ sung nước sau khi tập thể dục.
Tuy nhiên, đồ uống có đường này đều là những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Fructose được chuyển thành chất nền để tổng hợp purin trong quá trình trao đổi chất của con người, nó làm tăng việc sản xuất axit uric.
Ngoài ra, một lượng lớn fructose có thể kích thích sự tổng hợp các axit béo, dẫn đến tăng triglyceride máu, khiến cơ thể kháng insulin và gây rối loạn chuyển hóa.
- Ít tập thể dục
Cuộc sống bận rộn hiện đại khiến nhiều người phải chịu không ít áp lực. Ít tập thể dục, tăng cân, uống nước ít đều không có lợi cho quá trình trao đổi chất, dễ khiến cơ thể mắc các hội chứng chuyển hóa như béo phì, tăng lipid máu, tăng axit uric và tăng đường huyết, là những yếu tố nguy cơ cao của bệnh gút.
Phòng tránh bệnh gút
Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người nên chú ý hơn đến việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh gút. Đặc biệt nếu là người có tiền sử gia đình mắc bệnh gút, bị tăng axit uric máu, thì cần phải theo dõi kỹ lưỡng quá trình giảm cân, chế độ ăn uống và uống thuốc đúng liều lượng. Trong đó, mọi người cần phải thay đổi các thói quen như sau:
- Ăn ít đồ ngọt, uống nhiều nước và tập thể dục nhiều hơn.
- Tránh uống trà, cà phê và đồ ngọt có hàm lượng fructose cao.
- Kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá.
- Hạn chế đồ uống có cồn, bia và rượu.
- Ăn ít thịt đỏ, nội tạng động vật và hải sản có hàm lượng purine cao.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận