3 dự án đường sắt kêu gọi xã hội hóa theo hình thức BOT (ảnh minh họa) |
Theo Ban QLDA đường sắt (Bộ GTVT), trong giai đoạn từ 2016 - 2020, các dự án đường sắt cần nhu cầu vốn khoảng hơn 100 nghìn tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách hơn 44 nghìn tỷ đồng, vốn ODA gần 48 nghìn tỷ đồng, số còn lại là huy động từ các nguồn vốn khác. Số vốn này để thực hiện cho 13 dự án đường sắt, bao gồm bốn dự án thực hiện đầu tư là Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn 1 và giai đoạn 2A; Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông; dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
6 dự án chuẩn bị đầu tư, trong đó có dự án cải tạo tuyến đường sắt khu vực đèo Hải Vân, đèo Khe Nét; Nâng cấp đường sắt đoạn Hòa Duyệt - Thanh Luyện; Xây dựng đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh...
Bên cạnh đó, có ba dự án thực hiện theo hình thức xã hội hóa theo hình thức BOT có sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước bao gồm: Dự án cải tạo nâng cấp 102 km tuyến; Dự án đầu tư xây dựng mới gần 66 km đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và dự án làm mới gần 33 km đường sắt vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận