Làm báo cùng Giao thông

"Bắt cóc, mổ lấy nội tạng" là ở Trung Quốc?

12/08/2016, 09:14
image

Công an khẳng định thông tin "16 vụ bắt cóc, mổ lấy nội tạng" là không có thật.

cong van mo lay noi tang

Công văn của Công an huyện Si Mai Cai (Lào Cai) về 16 vụ bắt cóc mổ nội tạng ở vùng biên Việt - Trung khiến dư luận hoang mang 

Liên quan đến văn bản thông báo của Công an huyện Si Ma Cai (Lào Cai) về việc trên địa phận giáp ranh Việt Nam - Trung Quốc, tỉnh Hà Giang trong 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 16 vụ/16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng (gan, thận, tim, mắt...), sáng 11/8, PV Báo Giao thông đã trao đổi nhanh với Đại tá Đỗ Tiến Dũng, Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Giang. Đại tá Dũng cho biết: “Thông tin này không chính xác, đã bị “tam sao thất bản”.

Bài báo Công an Hà Giang, Lào Cai phủ nhận tin “bắt cóc, mổ lấy nội tạng” trên Báo Giao thông ngày 11/8 nhận được nhiều chia sẻ trên mạng xã hội. Nhiều bạn đọc cho rằng cảnh báo với ý định tốt nhưng thông tin chưa rõ ràng lại gây phản tác dụng, khiến dư luận hoang mang.

Văn bản của Công an huyện Si Ma Cai trích dẫn thông tin từ Công văn số 1177 của công an tỉnh nhưng tỉnh lại không đưa ra được nội dung văn bản này và chỉ rõ đúng sai của người phát đi văn bản thì chưa thuyết phục, bạn đọc Huỳnh Lê nêu ý kiến.

“Việc người dân hoang mang là có thật, rất mong Công an tỉnh Lào Cai sớm có thông báo chính thức về vụ việc sau công văn cảnh báo tình trạng bắt cóc trẻ em, mổ lấy nội tạng của Công an huyện Si Ma Cai. Người dân luôn tin công an, vì vậy nếu một thông tin phát ra không chuẩn thì công an Lào Cai cần nhanh chóng nói lại cho rõ, xử lý nếu có sai sót, như vậy mới là trách nhiệm với dân”, bạn đọc Minh An đề xuất.

Trao đổi với PV Báo Giao thông chiều 11/8, GS. Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc BV Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép cơ thể người Quốc gia nhận định: “Việc lấy và ghép tạng người không đơn giản”. Để thực hiện việc này, ngoài phương tiện nghiệp vụ thực hiện theo quy chuẩn, còn có quy trình lấy tạng, bảo quản tạng. Riêng việc bảo quản tạng, trong điều kiện tiêu chuẩn với đủ thiết bị, dung dịch bảo quản, tùy loại tạng có thể được bảo quản tối đa đến 18 giờ. Ví dụ, tim có thể bảo quản từ 5-6 giờ, gan có thể đến 12 giờ… Việc ghép tạng thực hiện phải theo quy trình chặt chẽ về mặt vô trùng, tính kỷ luật của đội ngũ, ê-kíp đồng bộ, phương tiện dụng cụ, kỹ thuật chuẩn… Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho một ca ghép tạng còn cần đảm bảo tiêu chuẩn ghép từ hai phía người cho và người nhận tạng như: Tiêu chuẩn giới, bệnh phối hợp, tạng bị tổn thương, tương thích về miễn dịch, nhóm máu...”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.