Dàn diễn viên trong phim "Bố già" và "Gái già lắm chiêu" V
Tối 8/3, mạng xã hội xôn xao khi một TikToker sở hữu hơn 14.800 theo dõi đăng tải đoạn clip hé lộ phân cảnh quan trọng của bộ phim "Bố già", tác phẩm điện ảnh mới nhất của Trấn Thành đang oanh tạc rạp chiếu.
"Bố già" bị quay lén và đăng lên TikTok
Ngay sau đó, một tác phẩm điện ảnh khác là "Gái già lắm chiêu" V gặp phải tình cảnh tương tự khi có 1 TikToker khác quay lén phim và đăng lên kênh TikTok có hơn 17.800 lượt theo dõi của mình.
Nhân vật được cho là chủ tài khoản đăng tải video quay lén phim "Gái già lắm chiêu" V
Theo đó, đoạn clip mà TikToker này quay lén kéo dài 1 phút 38 giây đã hé lộ phân cảnh "cung đấu" cực gắt của Kaity Nguyễn và NSND Lê Khanh. Nhìn về vị trí màn hình, người xem video có thể thấy TikToker này ngồi khá gần, trong video còn có xen lẫn tạp âm của khán giả xem cùng.
Ngay lập tức, hành vi đáng lên án này đã bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội, kêu gọi nhấn nút report để ủng hộ NSX.
Đạo diễn Bảo Nhân bức xúc khi "Gái già lắm chiêu" bị quay lén trong rạp
Ngay sau khi nhận thông tin, trên Facebook cá nhân - đạo diễn của "Gái già lắm chiêu" là Bảo Nhân đã đăng tải dòng trạng thái bày tỏ sự bất lực trước vấn nạn quay lén rồi đăng lên TikTok như thế này. Anh viết: "Hết nạn livestream giờ đến nạn TikTok. Cũng chỉ biết ngồi chờ ai gởi báo là có clip này clip kia thì liên hệ xin gỡ bỏ chứ cũng không biết làm sao. Bất lực!"
Dễ thấy, hai bộ phim Việt cùng ra rạp một thời điểm và cùng gặp phải một sự cố tương tự thì nó không còn là ngẫu nhiên mà là hành động ý thức, kém văn minh.
Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định về hành vi sao chép như sau: Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử. Theo Khoản 6 Điều 28, Khoản 5 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, hai việc làm sau bị coi là xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan là: - Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 25 của Luật này. - Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. Theo Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm bị xử phạt hành chính như sau: - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Ngoài xử phạt hành chính, người có hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm a Khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau: 1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận