Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Binh) xin nói lại cho rõ về dự án nạo vét sông Sào Khê đối vốn hàng nghìn tỷ đồng. |
Chiều 28/5, thảo luận về tình hình quản lý sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Binh) xin được nói lại cho rõ về dự án nạo vét sông Sào Khê đội vốn hàng nghìn tỷ đồng.
Thừa nhận thời gian qua có những dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng) sai phạm, tuy nhiên ông Phương nhấn mạnh: “Không phải tất cả dự án BT đều sai, đều mờ ám. Cụ thể với dự án nạo vét sông Sào Khê, nếu chỉ nhìn từ con số điều chỉnh vốn từ 7,2 tỷ đồng lên 2.600 tỷ đồng có lẽ người dân rất băn khoăn trong công tác quản lý như thế nào lại để xảy ra tình trạng này.
Tôi xin thông tin lại Dự án bắt đầu từ 2001 với mục tiêu ban đầu phục vụ nạo vét tưới tiêu cho nông nghiệp. Tuy nhiên do Sào khê chạy qua cố đô Hoa Lư và di sản Tràng An nên đã được điều chỉnh lại với 4 mục tiêu gồm sản xuất nông nghiệp, tôn tạo cố đô Hoa Lư, phục vụ cho các công trình giao thông thủy và du lịch. Trong tổng số vốn làm dự án, Ngân sách Nhà nước chỉ khoảng 1.400 tỷ đồng, còn lại là vốn của DN và các nguồn vốn khác. Để di sản Tràng An được công nhận di sản thế giới như hôm nay phải kể tới đóng góp của dự án này”.
Dự án nạo vét sông Sảo Khê đội vốn hàng nghìn tỷ đồng kéo dài hơn 17 năm |
Đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc
Không đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đứng lên tranh luận lại. Dẫn ra hiện trạng Ninh Bình là một trong những tỉnh có có nợ đọng lớn nhất cả nước, lên tới 5.900 tỷ đồng, ông Nghĩa nói: "Dù bất cứ lý do nào cũng không thể biện minh cho một dự án công đội vốn lên tới 36 lần. Chưa nói tới tham nhũng tiêu cực, nhưng thời gian dự án kéo dài lên tới 17 năm cũng đủ cho thấy không đạt hiệu quả, tạo ghánh nặng nền kinh tế”.
Qua đây vị đại biểu TP.HCM kiến nghị Thanh tra Chính phủ cần vào cuộc đối với Dự án nạo vét sông Sào Khê để làm rõ hậu quả.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh hiện tượng dự án "đầu chuột đuôi voi" gây khó khăn cho ngân sách. “1.400 tỷ đồng không phải là nhiều ư? Xin thưa có những vùng thuộc Tây Bắc, Tây Nam, người dân vẫn còn khó khăn không có cơm ăn, không có đường đi. Tại sao không xin dự án để giúp họ? Nếu tôi xin được 1000 tỷ đồng, tôi cũng cam đoan sẽ giảm được tỷ lệ lớn người mắc bệnh...", nguyên Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu TƯ nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận