|
Những trang phục "kỳ dị" chỉ xuất hiện trong các nghi lễ của người Ba Na, Ja rai. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên |
Nhằm gìn giữ bản sắc văn hoá của các dân tộc tại Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum đã tổ chức chuỗi sự kiện Liên hoan Nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hóa - Du lịch Kon Tum lần thứ 3, năm 2016. Nhiều hoạt động diễn ra trong chuỗi hoạt động này. Đặc biệt, buổi tuần hành biểu diễn văn hoá cồng chiêng trên đường phố khiến nhiều người thích thú.
Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum cho biết có gần 1.000 nghệ nhân từ các buôn làng ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum tham gia trình diễn. Đường phố trong nội thành thành phố Kon Tum rộn ràng trong tiếng cồng chiêng và rực rỡ màu sắc trang phục truyền thống.
|
Những điệu múa mềm mại uyển chuyển cùng với trang phục độc đáo của các thiếu nữ người đồng dân tộc khiến nhiều người dân thích thú. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên. |
Chương trình được tổ chức từ ngày 18-20/3 với các hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú và đặc sắc, như: trưng bày các sản phẩm văn hóa; trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng; giao lưu trình diễn cồng chiêng; tổ chức các trò chơi dân gian... của các nghệ nhân đến từ các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và đơn vị chủ trì Kon Tum.
Ngoài ra còn nhiều hoạt động như trưng bày tượng gỗ dân gian, chế tác nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ truyền thống, di sản văn hóa Tây Nguyên, triển lãm ảnh "Không gian văn hóa Tây Nguyên”; lễ hội ẩm thực, lễ hội đường phố. Suốt hành trình sắc màu Tây Nguyên xuống phố, du khách sẽ cảm nhận sự nhạy cảm của người Tây Nguyên với nhịp điệu, sự hài hòa với cái chung, và họ là nhạc sĩ trong di sản âm nhạc dân tộc mình. Đây là một trong sự kiện lớn trong ngành văn hoá, là cuộc hội ngộ đầy sắc màu của hơn 500 nghệ nhân ở các buôn làng Ê Đê, MNông, Jarai, Bahnar, Xê Đăng… đến từ các tỉnh Tây Nguyên.
|
Cuộc “hội ngộ” bản sắc đặc sắc văn hoá của các dân tộc tại Tây Nguyên |
|
Những chiếc mặt nạ có hình thù kỳ dị. |
|
Rất nhiều học sinh là diễn viên "chuyên nghiệp" của buôn làng tới biểu diễn |
|
Đàn tơ rưng một trong những nhạc cụ độc đáo và đặc sắc của văn hoá Tây Nguyên |
|
Nhiều học sinh người đồng bào dân tộc tại Kon Tum biểu diễn đi cà kheo |
|
Những chiếc mặt nạ có hình thù kì quái như "mặt quỷ" khiến du khách rất thích thú |
Những khuôn hình mặt quỷ cùng với trang phục kỳ dị là một phần của nghi lễ Pram. Đây là nghi lễ hóa trang quan trọng trong tín ngưỡng phong tục của người Xê Đăng, Bhanar. Người đảm nhiệm hoá trang phải đeo mặt nạ, tạo hình tóc bằng rễ cây, mặc những bộ trang phục kết bằng lá, thân cây. Pram mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng trong một số nghi lễ, pram mang tính chất hài hước, làm “trò hề” để đám đông vui cười trong lễ hội. Pram còn mang ý nghĩa nhằm xua đuổi tà ma, ác quỷ...
|
Trong kho tàng văn hoá phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giá trị của âm nhạc cồng chiêng đã được công nhận là "di sản văn hoá phi vật thể" của UNESCO. |
|
Các đội nghệ nhân nhí hiện vẫn đang là học sinh dân tộc các trường trên địa bàn Kon Tum trong trang phục kì dị. |
|
Hàng ngàn người dân hiếu kỳ theo chân đoàn nghệ sĩ buôn làng. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận