Khách hàng đi xe Uber sẽ bị thiệt thòi khi xảy ra sự cố bởi Uber đẩy tất cả trách nhiệm và toàn bộ rủi ro cho các tổ chức, cá nhân “hợp tác” với Uber - Ảnh: Ngô Vinh - Khánh Linh |
Dù chưa được pháp luật thừa nhận nhưng không thể phủ nhận, kể từ khi bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, dịch vụ gọi xe Uber đã được khách hàng đón nhận bởi những tiện ích mà nó mang lại. Thực tế, rất nhiều khách hàng đã từ bỏ dịch vụ taxi truyền thống để lựa chọn Uber vì thuận tiện lại dễ dàng thanh toán bằng thẻ. Tận dụng những lợi thế phát triển dịch vụ trên nền tảng viễn thông và internet, Uber đã nhanh chóng thu hút hành khách dù mới xuất hiện.
Tuy nhiên, như trên đã nói, sau thời gian hồ hởi ban đầu, những vụ việc “tai tiếng” như khách tố “Uber đem con bỏ chợ”, “đồ đạc bỏ quên biến mất luôn”, “lộ thông tin khách hàng”… Danh sách những sự cố liên quan đến Uber liên tiếp được khách hàng liệt kê khiến niềm tin của khách hàng với loại hình vận tải mới mẻ này giảm sút nhanh chóng.
Thực tế, do chỉ thừa nhận là doanh nghiệp công nghệ chứ không phải doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải nên các vụ việc dính líu đến Uber gần như ngoài khả năng kiểm soát của luật pháp. Và khách hàng của Uber, trong đa phần các trường hợp đều dễ bị thua thiệt, “đem con bỏ chợ”.
Phải thấy rằng, nếu như trước đây, chỉ các hãng taxi truyền thống, các hiệp hội kinh doanh vận tải vì lo sợ cạnh tranh mới hay phản đối hoạt động của Uber, thì giờ đây chính khách hàng đã bắt đầu nói lên tiếng nói của mình.
Trong khi chờ những động thái tích cực từ Uber đưa ra các chính sách bảo vệ khách hàng, phía người sử dụng dịch vụ, những “thượng đế” của Uber, nên chăng cũng cần lường trước những bất cập, những hiểm họa có thể xảy ra để có biện pháp tự bảo vệ mình khi sử dụng những dịch vụ của Uber.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận