Hồ sơ tài liệu

"Vạn lý trường thành cát": Ảo tưởng của Trung Quốc trên Biển Đông

16/04/2016, 14:32

Các nhà quan sát đặt câu hỏi về cái gọi là “Vạn lý trường thành cát” mà Trung Quốc đang xây trên Biển Đông.

daonhantao

Trung Quốc thực hiện các hoạt động bồi đắp, xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

Đối với nhiều người, Vạn lý trường thành vốn là biểu tượng sức mạnh và quân sự cổ xưa của Trung Quốc. Song, cái mà chính quyền của ông Tập Cận Bình đang “cải tạo đất chưa từng có” và tạo ra một "Vạn lý trường thành cát” có diện tích hơn 4km2 trên Biển Đông (theo lời đô đốc Hải quân Mỹ) liệu có thể một lần nữa lặp lại lịch sử Vạn lý trường thành?

Vạn lý trường thành được xây dựng dưới thời phong kiến Trung Quốc, và đến thế kỷ XX, được Tôn Trung Sơn thông qua như một biểu tượng quốc gia. Hầu hết người Trung Quốc nhìn nhận Vạn lý trường thành là biểu tượng của sự chuyên quyền, sự thất bại chính trị và nỗi thống khổ của một quốc gia “vĩ đại”. Một người châu Âu định cư tại Trung Quốc đã sáng tạo ra khái niệm Vạn lý trường thành và được các nhà cầm quyền Trung Quốc sử dụng, theo National Interest ngày 14/4.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc xem mình là một quốc gia vĩ đại, và giờ đây họ lại “ảo tưởng” rằng sẽ trỗi dậy mạnh mẽ một lần nữa, National Interest viết. Việc xây dựng cái gọi là “Vạn lý trường thành cát” là minh chứng rõ ràng nhất cho tham vọng này của Bắc Kinh: Họ muốn trở thành nhà lãnh đạo ở châu Á và trở thành biểu tượng sức mạnh quân sự toàn năng.

Vạn lý trường thành bắt đầu được xây dựng dưới thời nhà Tần (221-206TCN). Đây là giải pháp tối ưu của vua Tần nhằm chống lại quân xâm lược, đồng thời đóng vai trò như một đường biên giới, nơi thực hiện các luật lệ về giao thương và di cư. Tuy nhiên, về sau, sự phát triển đã chứng minh rằng, việc xây dựng Vạn lý trường thành là một giải pháp ngoại giao tốn kém nhất trong lịch sử.

Như nhà nghiên cứu Hán học nổi tiếng Pierre Ryckmans, trong một bài giảng năm 1996 đã chỉ ra rằng: “Khi một nền văn minh cần tới một sự phòng thủ bằng một bức tường ngăn cách với thế giới bên ngoài, sự sống còn của nó trở nên… có vấn đề”.

Những gì mà lịch sử đã chứng minh về “Vạn lý trường thành” cùng với cách mà Trung Quốc đang cố gắng đi ngược lại lợi ích chung trên vùng Biển Đông cho chúng ta có cái nhìn khách quan nhất về “Vạn lý trường thành cát” cũng như tình hình chính trị hiện nay ở Trung Quốc.

van-ly-truong-thanh-2

Vạn lý trường thành, công trình nhân tạo lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. 

Thứ nhất, hai bức tường có mục tiêu tương tự nhau. Giống như Vạn lý trường thành, Vạn lý trường thành cát được xây dựng nhằm tạo ra một “biên giới” giữa Trung Quốc với các quốc gia đang tranh chấp khác trên Biển Đông. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc “từ chối các biện pháp ngoại giao khác như đàm phán đa phương” xung quanh vấn đề Biển Đông.

Thứ hai, Vạn lý trường thành cát cũng sẽ giống như Vạn lý trường thành, sẽ không hoàn thiện ngay lập tức (Việc xây dựng Trường Thành kéo dài hơn 2.000 năm. Những phần đầu tiên được xây dựng vào đầu thế kỷ VIII TCN).

Tương tự, Vạn lý trường thành cát là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm “vớt vát” những thất bại về yêu sách “Đường chín đoạn” mà họ tự… tưởng tượng ra trên Biển Đông.

Cuối cùng, những nỗ lực này đang vấp phải những phản ứng gay gắt từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ. Đầu tháng 4 vừa qua, RT dẫn lời Đô đốc Harry Harris Jr., Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ trong một phát biểu tại Hội nghị hải quân ở Australia rằng: “Điều thực sự gây nhiều lo ngại ngay trước mắt là hoạt động cải tạo đất chưa từng có mà Bắc Kinh đang làm”. Đồng thời, những nỗ lực hiện nay của Trung Quốc được cho là tiềm ẩn một nguy cơ dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực châu Á.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.