Gần 33% lao động được khảo sát cho biết, thu nhập của họ thấp, phải chi tiêu tằn tiện, sống kham khổ - Ảnh: Tạ Tôn |
Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành trên 2.550 lao động. Trong đó, trực tiếp lấy ý kiến của gần 1.400 lao động thuộc 70 doanh nghiệp và điều tra ngoài khu trọ với gần 1.200 lao động thuộc hơn 20 doanh nghiệp trong các ngành công thương, nông nghiệp, khai khoáng trong cả nước. Kết quả nghiên cứu về tiền lương cho thấy, có tới gần 33% lao động được khảo sát cho biết, thu nhập của họ thấp, phải chi tiêu tằn tiện, sống kham khổ, 12% trong số này cho biết, thu nhập và tiền lương không đủ sống và phải làm thêm, chỉ có 16% là thu nhập có dư (chủ yếu là công nhân mỏ, khai khoáng).
Tuy nhiên, theo ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, lao động chấp nhận tăng ca là bước đường cùng. Đây cũng chính là lý do Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị không nâng giờ làm thêm của công nhân. “Ngoài lương cơ bản khoảng 3,5 - 4 triệu đồng thì lao động cộng thêm khoảng 1 triệu đồng tiền tăng ca, 50.000 đồng tiền hỗ trợ chỗ ở, tiền đi lại..., được khoảng 5 triệu đồng. Thu nhập có thể tăng lên một chút, nhưng hệ lụy tới sức khoẻ rất lớn”, ông Chính phân tích.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận